Phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ có sức đề kháng yếu hơn, đặc biệt dễ bệnh hơn khi thời tiết giao mùa. Khi mẹ bầu ốm thì thai nhi trong bụng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Nên cách tốt nhất là phòng bệnh từ trước bằng cách bổ sung những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch. Những bệnh thường gặp nhất trong thời tiết giao mùa là cảm cúm, sốt nhẹ hoặc các bệnh ngoài da do dị ứng thời tiết. Mẹ bầu cần biết để có cách phòng tránh hiệu quả đối với từng bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những thực phẩm hiệu quả trong việc phòng chống bệnh cảm cúm. Mẹ bầu có thể đưa vào trong thực đơn hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh xảy ra khi giao mùa hiệu quả nhất nhé!
Thời tiết chuyển mùa mẹ bầu dễ cảm cúm
Thời tiết miền Bắc đang trong những ngày chuyển mùa từ hè sang thu nên mẹ bầu rất cần bổ sung những thực phẩm này đề phòng ngừa bị cảm cúm, ho, sốt. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm sẽ làm cơ hội để các vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công, đặc biệt là trong những ngày thời tiết mưa ẩm, chuyển mùa từ hạ sang thu. Mẹ bầu bị cảm cúm, ho, sốt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi hơn mà còn có thể gây hại cho chính thai nhi.
Mẹ cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bị cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh và một số khiếm khuyết khác trên cơ thể. Ngoài ra, nếu mẹ bị cúm trong 5 tháng đầu thai kỳ thì bộ não của thai nhi rất dễ bị tổn thương dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nếu mẹ bị cúm kèm theo sốt cao thì độc tính của virus càng biểu hiện mạnh, nó có thể kích thích tử cung co bóp gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Mặc dù cúm ở mẹ bầu rất nguy hiểm đối với thai nhi. Nhưng không phải mẹ bầu nào bị cúm khi mang thai thì con cũng bị ảnh hưởng nên mẹ không cần quá lo lắng. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của cúm hãy đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thực phẩm phòng ngừa cảm cúm hiệu quả
Vì vậy để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, chị em cần lưu ý bổ sung những thực phẩm giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Trên thực tế có rất nhiều thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng các chuyên gia đã đưa ra 6 loại thực phẩm hàng đầu có tác dụng này. Chị em bầu cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Súp gà bồi bổ sức khỏe
Súp thịt gà từ lâu đã có tiếng là món ăn giúp bồi bổ sức khỏe cho con người nói chung và mẹ bầu nói riêng. Độ ấm nóng của nước dùng và các chất dinh dưỡng từ thịt gà, rau củ cộng với mùi thơm của gia vị… sẽ có sức hút đặc biệt với chị em, nhất là khi được anh xã hoặc mẹ nấu cho. Mẹ nên cho thêm nhiều tỏi và rau xanh như rau bina, đậu hà lan, cải xoong, rau mùi… sẽ tối đa hóa tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Thêm nữa, mẹ đừng quên dùng nước hầm xương gà để nấu súp hoặc nấu canh. Sẽ cung cấp nhiều canxi – rất cần thiết cho quá trình mang thai.
Trứng giàu dinh dưỡng
Trứng được coi là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng số 1. Với 11 loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Trứng là nguồn dồi dào chất sắt, kẽm, chất béo omega-3, selen và protein chất lượng cao. Tất cả những dưỡng chất này đều giúp tăng sức đề kháng hiệu quả.
Thêm nữa, thực phẩm này còn chứa hàm lượng vitamin D, mới được các nhà khoa học phát hiện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nguồn vitamin D dồi dào nhất phải kể đến đó là ánh sáng mặt trời. Vì vậy mẹ bầu cần đảm bảo thời gian tắm nắng đều đặn mỗi ngày để hấp thụ tốt nhất vitamin D. Một chất dinh dưỡng nữa không thể không kể đến trong trứng là vitamin C. Mẹ nên kết hợp thực phẩm này với cà chua hoặc nước cam ép vào buổi sáng. Sẽ giúp cơ thể hấp thụ vitamin C tốt nhất. Tuy nhiên chị em cần nhớ phải ăn trứng chín. Tuyệt đối không ăn trứng tái, sống sẽ có nguy cơ ngộ độc salmonella.
Tỏi kháng khuẩn tốt
Được biết đến với thành phần có chứa penicillin tự nhiên. Tỏi từ lâu đã được coi là thực phẩm “vàng” có tính chất kháng khuẩn và chống lại bệnh tật. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tỏi có tác dụng rất mạnh. Trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Vì vậy, trong các món ăn hàng ngày, nếu có thể mẹ bầu nên cho thêm một vài nhánh tỏi sẽ rất tốt cho cơ thể.
Sinh tố rau xanh giàu vitamin
Nếu bạn là người lười ăn rau, hãy nghĩ đến những ly sinh tố từ các loại rau lá xanh đậm. Như rau bina, rau diếp, rau mùi tây, bạc hà, cần tây… cộng thêm với cà rốt, chuối, cam, và cho chút xíu gừng cho thêm hương vị. Uống một ly sinh tố này mỗi buổi sáng đảm bảo sẽ rất tốt cho cơ thể mẹ bầu. Một ly sinh tố từ rau xanh có chứa folate, vitamin C, vitamin B6, và beta-carotene… tất cả đều giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Thêm vào đó một chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây tươi sẽ giúp mẹ bầu không lo bị vi khuẩn, virus tấn công.
Thịt đỏ và thực phẩm giàu sắt
Phụ nữ mang thai cần một lượng lớn chất sắt để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng. Để đảm bảo đủ sắt, mẹ bầu cần tiêu thụ tới 27mg/ngày. Cao hơn gấp 3 lần so với nhu cầu của một người đàn ông trưởng thành. Không cung cấp đủ sắt có thể khiến mẹ mệt mỏi, thậm chí là hoa mắt, chóng mặt.
Để tránh bị thiếu hụt sắt, các bà mẹ tương lại cần ăn nhiều thực phẩm chứa sắt. Mẹ cần biết rằng một miếng thịt bò 200g chứa khoảng 6mg sắt. Trong khi một quả trứng có chứa khoảng 2mg. Những thực phẩm này còn chứa nhiều kẽm – khoáng chất quan trọng trong thai kỳ. Ngoài ra, còn những thực phẩm giàu sắt khác mẹ phải bổ sung thêm đó là: đùi gà, thịt lợn nạc, đậu lăng…
Sữa chua giàu probiotic
Hệ thống tiêu hóa của mẹ bầu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Vì vậy bộ phận này cần đặc biệt quan tâm trong thai kỳ. Khi mẹ tiêu thụ những thực phẩm giàu probiotic. Những vi khuẩn thân thiện giúp giữ sự cân bằng và khỏe mạnh của ruột. Cũng là giúp hệ thống miễn dịch của mẹ khỏe mạnh hơn. Và sữa chua là một lựa chọn hàng đầu.
Sữa chua có chứa chế phẩm sinh học probiotic lành mạnh và kẽm. Sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt và tăng sức đề kháng tối đa cho cơ thể. Những thực phẩm lên men khác có tác dụng tương tự là kefir, dưa cải bắp tươi, miso và bánh mì bột chua. Tuy nhiên mức độ probiotic ở những thực phẩm này khác nhau. Và sữa chua vẫn là lựa chọn lành mạnh nhất.