3 phút, 49 giây để đọc.

Tốc độ của đường truyền mới gần gấp đôi kỷ lục trước đó, được thiết lập vào năm 2020. Theo trang công nghệ Vice, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nhật Bản (NICT) đã xác lập nó. Kỷ lục mới về truyền Internet bằng cách xáo trộn dữ liệu ở tốc độ 319 Tb / s (319 nghìn tỷ bit / giây). Tốc độ này nhanh hơn gần gấp đôi so với tốc độ truyền 179 Tb / s mà một nhóm các nhà nghiên cứu Anh và Nhật đã thiết lập vào tháng 8 năm 2020. Trong phòng thí nghiệm, nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng sợi quang cuộn để truyền dữ liệu trong khoảng cách mô phỏng gần 3.000 km mà không làm giảm chất lượng tín hiệu hoặc tốc độ.

Kỉ lục mới trong công nghệ đường truyền tốc độ dữ liệu

Nhật Bản vừa thông báo rằng một nhóm kỹ sư từ nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Thông tin & Truyền thông Quốc gia (NICT) đã đạt được tốc độ Internet kỷ lục với 319 Tb/s, gấp đôi kỷ lục thế giới trước đó. Kỷ lục thế giới trước đó về tốc độ Internet được thiết lập vào năm 2020, khi các kỹ sư của Vương quốc Anh và Nhật Bản hợp tác để nghiên cứu thành công tốc độ 178 Tb/s. Tuy nhiên, kỳ tích này giờ đã bị bỏ lại khá xa, bởi các nhóm kỹ sư tại NICT vừa đạt tốc độ gấp đôi con số này.

Kỉ lục mới trong công nghệ đường truyền tốc độ dữ liệu

Nhóm có thể thực hiện tốc độ này trong hơn 3000 km và duy trì băng thông mà nó tạo ra mà không có bất kỳ sự sụt giảm hiệu suất nào. Các kỹ sư cho biết, ngay cả cơ sở hạ tầng cáp quang thông thường cũng có thể hỗ trợ các loại tốc độ này, nhưng nó sẽ cần phải trải qua một vài sửa đổi.

Nâng cấp các vật liệu của sợi cáp để tối đa hóa tốc độ Internet

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng lõi các ống thủy tinh được đặt trong các sợi truyền dữ liệu. Thay vì lõi tiêu chuẩn thông thường. Sau đó, các tín hiệu được chia thành nhiều bước sóng được gửi cùng một lúc. Sử dụng một kỹ thuật được gọi là ghép kênh phân chia theo bước sóng. Họ đã sử dụng một tia laser 552-chanel để bắn ra các bước sóng khác nhau. Sau đó, những luồng ánh sáng này được xử lý và khuếch đại. Bởi các bộ khuếch đại sợi quang mới được pha tạp chất thulium và erbium. Quá trình tiếp theo là khuếch đại ánh sáng dựa trên hiện tượng tán xạ Raman. Mặc dù phương pháp này rất phức tạp. Nhưng tốc độ đạt được là một bước đột phá lớn.

“Sợi cáp đa lõi với đường kính được bọc tiêu chuẩn rất phù hợp. Để có thể sớm áp dụng trong việc ghép kênh phân chia không gian. Nhằm liên kết nhiều băng thông tốc độ cao với khoảng cách xa. Nó sẽ tương thích với cơ sở hạ tầng cáp quang thông thường. Và được kỳ vọng có độ tin cậy cơ học sánh ngang với sợi đơn”. NICT chia sẻ trong một báo cáo về thí nghiệm.

Công trình vẫn đang được nghiên cứu ứng dụng

Công trình vẫn đang được nghiên cứu ứng dụng

Tuy nhiên, cũng như nhiều thí nghiệm khác, công trình nghiên cứu này. Vẫn cần một khoảng thời gian nữa mới có thể áp dụng trong thực tiễn. Vấn đề hiện tại vẫn nằm ở chi phí của các loại cáp quang 4 lõi. Cũng như việc dung lượng lưu trữ luôn được chú trọng hơn tốc độ thuần túy. “Hy vọng những sợi cáp quang 4 lõi có thể cho phép truyền tải tốc độ dữ liệu cao trong thời gian tới. Góp phần hiện thực hóa việc xây dựng hệ thống đường truyền. Nhằm phục vụ cho các công nghệ như 5G hoặc thậm chí là 6G trong tương lai”, NICT cho biết thêm.

Tốc độ đường truyền Internet bị ảnh hưởng do số lượng người dùng tăng cao; giữa mùa dịch cũng như các tuyến cáp quang trên biển thường xuyên gặp trục trặc. Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Nhật Bản được kỳ vọng sẽ là bước đột phá lớn trong ngành viễn thông. Khi tốc độ đường truyền cao sẽ giúp hệ thống truyền dẫn dữ liệu hoạt động hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *