Hubble – kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới
Được phóng lên quỹ đạo vào năm 1990, Hubble là kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới. Nhiều hình ảnh ấn tượng về vũ trụ đã được Hubble ghi nhận, gồm sự hình thành và nổ tung của các ngôi sao, những “Mặt Trăng” quay quanh Diêm Vương tinh và các thiên hà cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng. Hubble đã đem lại cho khoa học hơn một triệu bức ảnh về các vụ nổ tân tinh, sự hình thành và kết thúc của các hành tinh, thiên hà va chạm nhau cùng các hố đen vũ trụ trong vòng 31 năm qua. Những dữ liệu từ kính thiên văn này đã được sử dụng cho hơn 18.000 bài cáo cáo khoa học về các hành tinh, theo NASA.
Dù hỏng hóc nhưng Hubble vẫn mang nhiệm vụ cực kì quan trọng
Đây không phải lần đầu tiên cỗ máy bị hỏng hóc kể từ lúc nó đi vào hoạt động. Với giá trị khoảng 4,7 tỷ USD vào lúc phóng đi. Hubble đã gây thất vọng khi đem lại các bức hình quan sát quá mờ. Điều này khiến đội ngũ kỹ thuật phải bổ sung thêm thiết bị 5 lần bằng tàu vũ trụ và tốn 50 triệu USD để cải thiện thấu kính camera. “Hubble là một trong những sứ mệnh vật lý thiên văn quan trọng nhất của NASA. Nó đã hoạt động trong hơn 31 năm, NASA mong muốn sẽ tồn tại trong nhiều năm tới… Từ góc độ giá trị với cộng đồng khoa học. Hubble vẫn là kính viễn vọng mạnh nhất hiện có”, phát ngôn viên của NASA chia sẻ.
Sự cố vừa qua xảy ra vào ngày 13/6, bắt nguồn từ việc chập điện máy tính tải trọng. Đây là sự cố nghiêm trọng nhất trong 11 năm qua. “Mọi thứ đều như dự định. Máy tính, hệ thống sao lưu dữ liệu đều hoạt động tốt. Chúng ta không phải lo lắng gì nữa”. James Jeletic, Giám đốc dự án Hubble cho biết. Tuy đã 31 năm tuổi, Hubble vẫn làm tốt nhiệm vụ chụp ảnh, hỗ trợ phân tích vũ trụ. NASA mong muốn kính viễn vọng này hoạt động ổn định trong thập niên 2020.
Một số thông tin về chiếc kính viễn vọng Hubble
Hubble được phóng vào không gian vào năm 1990 và ngay lập tức tạo ra cuộc cách mạng khi bắt đầu chụp ảnh vũ trụ một cách chi tiết. Nó đã cho phép các nhà thiên văn tính toán tuổi và sự giãn nở của vũ trụ. Nó cũng đã phát hiện ra các thiên hà cách xa hơn 13,4 tỷ năm ánh sáng, do đó thu được ánh sáng từ những năm đầu của vũ trụ. Nhưng máy tính trung tâm của kính thiên văn đột nhiên ngừng hoạt động vào ngày 13/6 vừa qua. Máy tính đó, được chế tạo vào những năm 1980, giống như bộ não của Hubble.
Nó điều khiển và giám sát tất cả các thiết bị khoa học trên con tàu vũ trụ này. Vì vậy, các kỹ sư NASA đã gấp rút phân tích dữ liệu từ kính thiên văn để xác định chính xác vấn đề. Nhưng, họ vẫn chưa tìm ra lý do tại sao máy tính tạm dừng hoạt động. NASA đã cố gắng khởi động lại nó vào ngày 14/6. Dữ liệu ban đầu chỉ ra rằng sự cố có thể xuất phát từ mô-đun bộ nhớ máy tính đang xuống cấp. Vì vậy nhóm Hubble đã thử chuyển sang một trong ba mô-đun dự phòng trên kính thiên văn. Nhưng lệnh khởi động mô-đun mới cũng không hoạt động. Vào thứ Năm 17/6, nhóm Hubble đã cố gắng đưa cả mô-đun hiện tại. Và bản sao lưu lên mạng. Cả hai lần thử đều thất bại.