Để đến được bến bờ hôn nhân không phải dễ dàng gì, nó là một quá trình vun đắp tình cảm và cùng nhau xây dựng mái ấm. Tuy nhiên trong thời gian ngày nay số lượng các cặp đôi quyết định ly hôn tại tòa án không phải ít mà lại có dấu hiệu tăng. Được biết vượt trên cả lý do về có người thứ ba trong chuyện tình cảm thì hầu hết chính là không hợp nhau. Vậy những nguyên nhân cụ thể khiến hôn nhân tan vỡ trong câu “không hợp nhau” là gì? Điều gì khiến cho những người muốn đi chung đường đến răng long đầu bạc lại muốn chia ly? Có trả lời được những câu hỏi này mới có thể giúp mối quan hệ gia đình bạn tìm được hướng đi khác, tránh tình trạng đổ vỡ.
Cùng chúng tôi tìm hiểu những lý do nghe có vẻ nhỏ, chẳng phải ngoại tình nhưng lại mang sức mạnh khiến hôn nhân tan vỡ nhanh chóng.
Vợ chồng nói dối nhau, thiếu tính trung thực
Nói dối hoặc che giấu sự thật với vợ/chồng là một cách chắc chắn sẽ hủy hoại mối quan hệ của bạn. Việc nói dối với người bạn đời tưởng nhỏ nhặt, nhưng lâu dần tạo thành thói quen, sẽ làm mọi vấn đề trở nên lớn hơn. Nói dối vô tình biến mối quan hệ của bạn trở nên mất niềm tin. Hơn thế nữa, nói dối về mặt tài chính phần nào còn nguy hiểm hơn trong các mối quan hệ, vì nó có thể xảy ra việc động chạm đến lòng tự ái của đối phương.
Tài chính luôn là yếu tố quan trong để xây dựng gia đình. Những quỹ đen đến từ vợ hoặc chồng phục vụ cho những lợi ích cá nhân. Lâu ngày sự nghi ngờ ngày càng lớn. Niềm tin với đối phương chẳng còn. Mối quan hệ vợ chồng trở trên căng thẳng.
Không quan tâm đến đối phương
Vợ chồng vô tâm với nhau sẽ cũng có thể trở thành một lý do phá vỡ mối quan hệ của bạn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, chắc hẳn ai cũng muốn về nhà nhìn thấy đối phương vui vẻ với mình. Nhưng cả hai đều mang tâm lý mệt mỏi khó chịu, thậm chí là hằn học. Họ không còn tha thiết việc phải quan tâm hỏi han nhau. Những cử chỉ thân mật cũng dần biến mất. Sau cùng, sự lạnh nhạt là thứ còn sót lại.
Đặc biệt đối với phụ nữ nhạy cảm, họ luôn cần được người chồng quan tâm, đôi khi chỉ là một lời hỏi han “Nay em có mệt không?”, “Em có cần anh giúp gì không?”, chứ không phải là những thứ hào nhoáng như quà cáp, ăn uống ở nơi sang trọng. Nếu bạn nhận ra điều này, bạn cần phải thay đổi trước khi mối quan hệ của bạn sụp đổ.
Có thái độ, lời nói, hành động xúc phạm nhau
Vợ chồng mà xỉa xói, xúc phạm nhau thì khó để có thể tồn tại mối quan hệ lâu dài. Có đôi khi bạn ra ngoài nói chuyện với mọi người rất nhẹ nhàng. Khi về đến nhà, có cãi vả thì bạn lại thay đổi hẳn. Thay vì ngồi xuống bình tĩnh giải quyết thì bạn hoặc cả đối phương đều hằn học. Không ai chịu nhường ai, kiên quyết cãi nhau đến cùng. Rốt cuộc, những sai lầm sẽ tiếp diễn. Hôn nhân cũng không còn như lúc trước.
Điều này còn tồi tệ hơn cả việc ngoại tình, vì một khi đã xúc phạm nhau không chỉ làm hỏng mối quan hệ của bạn, còn hủy hoại lòng tự trọng của đối phương. Một khi đã đối xử như vậy thì đã làm tổn thương tìm cảm nhau dẫn đến tình yêu cũng sẽ không còn nữa.
Hôn nhân tan vỡ vì bạn đời chỉ quan tâm đến thân mật tình dục
Sự gần gũi về thể xác rất quan trọng đối với một mối quan hệ. Nhưng sự thân mật về cảm xúc, trí tuệ và tinh thần cũng quan trọng không kém. Bạn có thể là đối tác trung thành nhất. Tuy nhiên nếu không kết nối với nhau và chia sẻ những suy nghĩ trong lòng thì cũng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn dẫn đến không thể hạnh phúc.
Tạo cảm giác không thoải mái, gò bó cho đối phương
Những ai xem hôn nhân như “lồng cũi” kìm hãm tự do và nghề nghiệp của mình thường không mấy thiện chí với người bạn đời. Đáng ngại hơn, họ sẽ tìm mọi sơ hở và viện lý do để mau chóng thoát khỏi chiếc lồng đó.
Vợ chồng không thật sự thấu hiểu, thông cảm cho nhau
Đây không chỉ là vấn đề trò chuyện mà còn là sự thấu hiểu và thông cảm lẫn nhau. Rất nhiều cặp vợ chồng cũng thường xuyên hàn huyên trò chuyện, nhưng họ không kết nối. Nếu bạn có một mối quan hệ như thế này thì nó ẩn chứa nguy cơ tan vỡ.
Đặt kỳ vọng nhiều ở người vợ/ chồng của mình
Hôn nhân là một bước ngoặt lớn. Chính vì vậy nên nhiều người đặt vào đó cả niềm hi vọng và sự mong đợi lớn lao. Thế nhưng cuộc sống vợ chồng nhiều khi diễn ra không như ý muốn. Điều này khiến mỗi người cảm thấy có phần khó chấp nhận và dễ dàng sụp đổ lòng tin hơn bất kì ai khác.
Những khác biệt dần xuất hiện lên về mặt văn hóa, tôn giáo
Ban đầu, những khác biệt về lối sống hay hoàn cảnh gia đình, bạn bè, tôn giáo có thể sẽ hấp dẫn và đáng được chinh phục. Nhưng càng về sau, nếu cả hai không thích nghi được thì những điều này sẽ trở thành gánh nặng. Vậy nên ly hôn là điều không chóng thì chày cũng diễn ra.
Khác biệt về mong muốn, mục đích sống
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến hôn nhân đi vào bế tắc. Mỗi người đều có những mục đích, mong đợi khác nhau. Khi bạn cảm thấy khó khăn vì phải chung sống với một người không thể chia sẻ được. Vậy thì cũng có nghĩa cuộc hôn nhân của bạn đang có dấu hiệu rạn nứt.
Vợ chồng thiếu giao tiếp, kết nối với nhau
Không thể chia sẻ mọi thứ với bạn đời điều này sẽ âm thầm ảnh hưởng đến mối quan hệ theo hướng tồi tệ nhất. Khi một mối quan hệ quá lâu không thể giao tiếp, tâm sự cùng nhau. Dần dần những điều này sẽ tích tụ theo thời gian đến một thời điểm sẽ không thể kiểm soát được. Rồi cũng dẫn đến phá vỡ mối quan hệ hiện tại