Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm nên mẹ cần chú trọng tuyệt đối vào thực đơn hằng ngày của mình. Nếu có bất kỳ rủi ro nào thì không những ảnh hưởng đến bản thân mẹ mà còn cả thai nhi trong bụng. Không sử dụng những thực phẩm độc hại, đồ uống như rượu bia, thuốc lá,… là những nguyên tắc vàng khi ăn uống mẹ nên nhớ. Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai, chưa có kinh nghiệm lên thực đơn hằng ngày thì ngoài những quy tắc ăn uống, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn. Đảm bảo cung cấp đủ chất cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, sức khỏe mẹ bầu cũng tốt hơn chuẩn bị cho thời gian mang thai và sinh nở khó khăn sắp tới.
Mẹ bầu cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
Bước vào giai đoạn thai kỳ, các chị em cần thiết phải quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của mình, đặc biệt là chú ý tới chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Nhưng cũng có những băn khoăn, những thắc mắc vì không biết nên ăn như thế nào cho đúng cách, nên điều chỉnh khẩu phần ăn ra sao cho hợp lý hay nên tránh những thực phẩm nào để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe trong thời gian mang thai.
Bài viết này sẽ giúp các chị em biết được những nguyên tắc ăn uống hiệu quả nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu lẫn thai nhi. Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin bên dưới đây để biết được đâu là nguyên tắc ăn uống dinh dưỡng đúng cách cho phụ nữ mang thai nhé!
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn
Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều cần thêm chất đạm, vitamin, khoáng chất như axit folic và sắt, cùng nhiều calorie để cung cấp năng lượng. Nếu trước đây bạn duy trì một chế độ ăn nghèo nàn. Nên chuyển ngay sang bữa ăn giàu dinh dưỡng. Đó là cách tốt nhất bạn có thể làm vì sức khỏe của con bạn.
Tuy nhiên, ăn tốt hơn không có nghĩa là ăn nhiều. Nếu bắt đầu tăng cân, bạn không cần thêm calorie trong 3 tháng đầu. 3 tháng sau cần thêm khoảng 300 calories một ngày. Khoảng 450 calories một ngày cho 3 tháng cuối. Nếu bị dư cân hoặc nhẹ cân, bạn sẽ cần thêm hoặc ít hơn thế này. Bạn có thể cân đối dựa theo trọng lượng mong muốn.
Tránh xa các món sushi, rượu và phô mai mềm
Không ăn thực phẩm sống và phô mai từ sữa chưa tiệt trùng
Khi mang thai, bạn nên tránh dùng hải sản sống, sữa không tiệt trùng và phô mai mềm làm từ sữa không tiệt trùng, đặc biệt là các loại thịt và gia cầm chưa qua nấu chín. Tất cả đều có thể là nguồn chứa vi khuẩn gây nguy hiểm đến bạn và bé yêu. Tìm hiểu về cách phòng tránh nhiễm khuẩn Listeria. Một loại bệnh lây qua đường ăn uống đặc biệt nguy hiểm trong khi mang thai. Hầu như tất cả loại cá đều chứa một lượng nhỏ metyl thủy ngân. Kim loại này nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây tác hại đến quá trình phát triển não của thai nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo khi mang thai. Bạn nên giới hạn lượng tiêu thụ cá vào khoảng 350 gram một tuần, cho 2 phần ăn.
Tránh xa rượu bia và đồ uống chứa caffeine
Bên cạnh đó, bạn cũng nên từ bỏ các buổi tiệc cocktail sau giờ làm. Uống rượu khi mang thai có thể gây ra các khuyết tật về thể chất. Rối loạn khả năng nhận thức và các vấn đề về cảm xúc của trẻ. Nên nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên bỏ rượu trong suốt giai đoạn mang thai.
Bạn cũng có thể cân nhắc việc bỏ qua thức uống chứa caffeine. Điều này có thể khó khăn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nếu bạn có thói quen dùng cà phê hay các thức uống chứa caffeine mỗi ngày. Bạn nên giảm từ từ để tránh tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt. Một vài nghiên cứu cho biết phụ nữ dùng khoảng 200 hay hơn 200 mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ sẩy thai cao gấp đôi phụ nữ không dùng caffeine. Một lượng lớn caffeine có thể khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân hơn một chút, thậm chí thai bị chết lưu.
Ngoài cà phê, caffeine còn tìm thấy trong trà, cola, các thức uống có ga khác, cacao, và chocolate. Tốt hơn hết là nên thay thế các món thiếu dinh dưỡng bằng các lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn như sữa không béo, nước ép trái cây 100%, nước cam, chanh vắt. Một ly sữa nóng thơm ngon có thể thay cho một ly latte vào buổi sáng.
Mang thai không phải thời điểm để ăn kiêng
Ăn kiêng trong giai đoạn mang thai vốn là nguy cơ tiềm ẩn với bạn và con. Nhiều chế độ ăn giảm cân không những có thể khiến bạn giảm calorie. Mà còn giảm cả sắt, axit folic, các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của một sản phụ khỏe mạnh. Phụ nữ ăn uống tốt và tăng cân vừa đủ có khả năng sinh em bé khỏe mạnh. Nếu bạn dùng thực phẩm tươi ngon và đang dần tăng lên vài kg. Bạn cũng cứ thư giãn và yên tâm vì đây là điều bình thường. Cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Không được bỏ qua bữa ăn sáng
Đây là nguyên tắc về dinh dưỡng khi mang thai không thể thiếu. Vì sau một đêm toàn bộ thức ăn của bạn nạp trong buổi tối hôm trước đã hết. Bữa ăn sáng sẽ cung cấp nguồn năng lượng vô cùng quan trọng cho hoạt động của não bộ, cơ thể và sự phát triển không ngừng của em bé trong một ngày mới. Ăn sáng cũng là cách chống lại các chứng nghén hiệu quả trong những tháng đầu của thai kỳ.
Bằng chứng cho thấy rằng những người bỏ qua bữa ăn sáng có xu hướng căng thẳng hơn. Và phải đấu tranh với mệt mỏi, sự không tập trung nhiều hơn những người ăn sáng. Ăn sáng với ngũ cốc, kèm theo sữa/sữa chua. Hoa quả là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu. Vì nó bổ sung axit folic, sắt và vitamin quan trọng khác.
Với những nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai được cung cấp trên đây. Hi vọng rằng các chị em có thể tham khảo và định hướng tốt nhất cho chế độ ăn uống của mình. Các chị em nên nhớ rằng, việc đảm bảo cân bằng các dưỡng chất thiết yếu là vô cùng cần thiết trong thời gian mang thai. Không dung nạp vào cơ thể những thức ăn như sushi hay phô mai. Không uống các chất có cồn như rượu vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi. Việc tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng khi mang thai là điều rất quan trọng. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ ổn định khỏe mạnh nhé!