5 Cách phòng bệnh viêm mũi mùa hè cho trẻ
3 phút, 54 giây để đọc.

Vào mùa hè đa số trẻ em thường xảy các vấn đề sức khỏe do sức đề kháng của bé thời gian này khá kém, đặc biệt là hay bị bệnh viêm mũi. Thời tiết mùa hè oi bức khiến bệnh viêm mũi mùa hè ở trẻ tăng cao. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ. Để trẻ không bị mắc bệnh, phòng tránh viêm mũi mùa hè cho trẻ bằng cách nào để bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất?

Trong thực tế các trường hợp trẻ không được điều trị viêm mũi mùa hè kịp thời và khỏi hoàn toàn có nguy cơ dẫn đến tình trạng bé bị viêm mũi kéo dài. Điều này khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn và còn có khả năng chuyển thành bệnh mãn tính.

Không nên lạm dụng điều hòa

Tình trạng viêm mũi là sự viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt niêm mạc hốc mũi; do nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện nhiều triệu chứng như chảy nước mũi, tắc nghẽn, ngứa mũi, hắt hơi, chảy dịch mũi xuống họng gây ho. Nghiêm trọng hơn là chảy máu mũi và xảy ra vào mùa hè; do phụ huynh lạm dụng điều hòa vào mùa hè.

Không nên lạm dụng điều hòa

Cha mẹ nên vệ sinh nhà sạch sẽ, để nhiệt độ phòng phù hợp, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi (Đại Học Y Hà Nội); viêm mũi là sự viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt niêm mạc hốc mũi với các triệu chứng: chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, có thể có dịch mũi chảy xuống họng gây đau rát, ho. Các dạng bệnh phổ biến: viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khiến bé quấy khóc, biếng ăn, thậm chí nôn trớ và tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm mũi có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính. Để giảm gánh nặng này, chuyên gia khuyên, phụ huynh nên chú trọng phòng bệnh cho bé bằng các cách đơn giản.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Ô nhiễm không khí, khói bụi dễ gây viêm mũi. Vì vậy, để phòng tránh bệnh cho trẻ, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng tắm, phòng ngủ của trẻ. Phụ huynh nên chú trọng dọn phòng ngủ vì có nhiều thứ bằng vải dễ bám bụi. Mẹ có thể bắt đầu bằng việc dọn giường, ga, vỏ gối, chăn cần được giặt thường xuyên. Đồng thời, phụ huynh dạy cho trẻ không dùng tay ngoáy mũi, tránh tổn thương niêm mạc.

Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp

Viêm mũi xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi; từ nóng sang lạnh đột ngột khiến cho niêm mạc mũi bị kích thích dẫn đến viêm nhiễm. Vì vậy các mẹ nên chú ý nhiệt độ phòng ngày hè; không nên để quá thấp so với ngoài trời.

Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp

Không tự ý dùng thuốc kháng sinh

Mẹ tránh việc lạm dụng kháng sinh khi chưa rõ bệnh tình của trẻ. Nếu các triệu chứng của mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc xuất hiện biểu hiện như: đau tai, khàn tiếng, khó thở,… Phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Nếu trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, cha mẹ nên dùng khăn bông nhúng nước ấm; vắt kiệt nước lau khắp người để làm mát. Phụ huynh chỉ dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần chủ động theo dõi nhiệt độ cơ thể con thường xuyên và cho bé uống nhiều nước.

Rửa mũi cho trẻ

Theo bác sĩ, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý, nước ấm để rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Chúng có tác dụng làm sạch chất nhầy, khô thóang mũi, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh. Như: viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang… Khi trẻ bị bệnh, mẹ cũng nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, người lớn cần chủ động dạy bé cách xì mũi bằng cách bịt một bên, xì bên còn lại. Đồng thời, trẻ nên được ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *