Các bệnh thường gặp vào mùa xuân ở trẻ và cách phòng
5 phút, 14 giây để đọc.

Khi bước vào đầu mùa xuân sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ cơ hội co vi rút phát triển, gây ra rất nhiều dịch bệnh. Vi rút này có trong không khí, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt trẻ em rất dễ mắc bệnh hơn người trưởng thành. Do sự thay đổi về thời tiết và chưa phát triển thể chất một cách đầy đủ và hệ thống miễn dịch cũng còn rất non yếu chưa đủ để tạo ra miễn dịch chống lại nguồn gây bệnh.

Các bệnh thường dễ mắc như: viêm đường hô hấp, cảm cúm, viêm họng, viêm phổi, thủy đậu… với các triệu chứng thông thường là sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho… nếu không được điều trị kịp thời có thể làm bệnh nặng lên. Do đó các bậc phụ huynh cần có những biện pháp phòng tránh cho trẻ.

Cảm lạnh

Thời tiết đang vào mùa xuân những ngày lạnh đan xen ngày có độ ẩm thất thường. Với trẻ nhỏ thì đây là thời điểm dễ bị ốm do cơ thể trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt đây cũng là mùa của rất nhiều loại virus, vi khuẩn phát triển. Đây là một loại vi rút nguy hiểm có khả năng làm cho trẻ bị viêm đường hô hấp. Tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Khi bắt đầu nhiễm bệnh trẻ có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, đau họng, lạnh toàn thân, ho, mệt mỏi, chán ăn sau đó khó hít thở và tiêu chảy nhẹ.

Cảm lạnh

Hầu hết trẻ thường mắc các bệnh về tai mũi họng. Dưới đây là những căn bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông xuân và cách phòng tránh. Cảm lạnh: Cảm mạo, cảm lạnh khiến trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, sợ lạnh, toàn thân khó chịu. Để đề phòng cảm mạo phong hàn cho trẻ trong mùa đông xuân, phải luôn giữ ấm cho trẻ, cho trẻ ăn uống nóng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không để trẻ ra nơi lạnh, có gió. Ban đêm đi ngủ phải chú ý cho trẻ đi tất và không nằm nơi có gió lùa.

Viêm mũi, viêm họng

Viêm mũi: Ban đầu trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong sau đó có thể chuyển sang chảy dịch mũi đặc; sốt khoảng 39 độ C. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Đồng thời cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… để nhanh hồi phục. Khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm mũi, viêm họng

Viêm họng cấp: Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, do nhiều nguyên nhân. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Trẻ thường sốt cao, quấy khóc, ăn uống kém, khóc khàn. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà nên đi khám sớm, đề phòng các biến chứng nặng xảy ra.

Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng lúc khám mà bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ có nên dùng kháng sinh hay không. Cần chăm sóc, hỗ trợ trẻ như giữ ấm cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng, cho trẻ súc miệng, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Viêm V.A, Sốt virus

Viêm V.A: V.A là bệnh lý phổ biến ở trẻ và được phát hiện khi khám tai mũi họng. Biểu hiện thường là sốt 38-39 độ C hoặc cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng; những ngày sau thường chảy mũi đặc kèm ho. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi. Cần thăm khám kỹ, nếu nội soi thì càng tốt, để phát hiện sớm và điều trị tích cực. Việc dùng thuốc và can thiệp phải dưới hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Sốt virus:  Thời tiết lạnh, khí hậu khô hanh là điều kiện thuận lợi cho các loại virus bùng phát và tạo thành dịch. Biểu hiện bệnh thường rất rầm rộ: trẻ sốt cao 39-40 độ C; sốt thành từng cơn cách nhau 4-5 giờ, dùng hạ sốt có đỡ. Ngoài cơn sốt hầu hết trẻ đều ăn uống bình thường. Khám lâm sàng không có biểu hiện viêm nhiễm gì đặc biệt. Xét nghiệm máu cho chỉ số CRP thường tăng cao. Một vài test cúm A, B cũng nên làm để loại trừ và điều trị thuốc kháng virus đặc hiệu.

Viêm V.A, Sốt virus

Viêm phế quản

Viêm phế quản: Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính; rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện cao nhất vào mùa lạnh; khi trẻ xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Nếu trẻ bị ho nhiều, không tự ý dùng thuốc giảm ho mà hãy đưa con đi khám. Giữ gìn vệ sinh mũi họng, giữ ấm để phòng bệnh cho trẻ.

Để phòng tránh các bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh, các bậc cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ. Hạn chế đến những nơi đông người. Luôn giữ gìn vệ sinh cho trẻ thật tốt, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Khi trẻ có biểu hiện ho, chảy mũi, sốt… cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để điều trị sớm; tránh dẫn đến các biến chứng nặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *