phòng bệnh mùa hè
5 phút, 16 giây để đọc.

Không như ở Miền Nam, mùa hè ở Miền Bắc và Miền Trung thực sự gây cho mọi người cảm giác cực kỳ khó chịu bởi cái nắng gay gắt đáng sợ. Ở một số thời điểm mà các nhà khí tượng học ghi nhận, nhiều tỉnh ở Việt Nam có nền nhiệt độ ngoài trời lên đến 50 độ C. Đây là một con số thực sự đáng lo ngại với sức khỏe mọi người, đặc biệt là những người cao tuổi.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát ở khắp mọi nơi ngay trong thời điểm hè đến. Người cao tuổi là những người có sức khỏe giảm sút và có sức đề kháng yếu. Chính vì vậy mà người cao tuổi cần phải chú ý phòng bệnh mùa hè để đảm bảo sức khỏe của mình. Ngoài thông điệp 5K mà chính phủ ban hành, người cao tuổi cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe của mình.

Tránh tác động trực tiếp của nhiệt độ cao

Để phòng bệnh mùa hè, người cao tuổi cần tránh các tác động của nhiệt độ cao. Tránh nắng nóng và thay đổi nhiệu độ đột ngột. Không ra ngoài khi nắng gắt. Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà, cần đội mũ hoặc nón rộng vành, mang kính râm, mặc quần, áo dài tay, bằng loại vải thoáng mát như linen, cotton…; Khi ra ngoài nắng về không vào phòng máy lạnh ngay. Không cho quạt gió xoáy vào mình và không được tắm ngay khi còn mồ hôi.

nắng nóng người già

Không nên uống nước đá hoặc nước quá lạnh

Cũng không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đá, không nên dùng thực phẩm lạnh quá (bia lạnh, chè đá, uống nước có đá hoặc dùng hoa quả lấy ra từ tủ lạnh…) nhất là người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn. Đây cũng là một cách phòng bệnh mùa hè hiệu quả. Nếu phải làm việc trong điều kiện nắng, nóng cần uống thêm nước có bổ sung điện giải như nước oresal hoặc nước pha một ít muối ăn hoặc nước trái cây. Uống đủ nước, khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày (bao gồm cả nước trong đồ ăn); uống nhiều lần, không để tình trạng khát nước; hạn chế uống buổi tối trước khi đi ngủ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nên ăn đồ dễ tiêu (như phở, bún, miến, cháo…). Nên chia làm nhiều bữa trong ngày, hạn chế thức ăn nóng hoặc lạnh quá. Ăn nhiều rau, trái cây. Nhất là các loại rau, quả dễ tiêu hóa vừa để cung cấp thêm nước, các vi chất, vừa để chống táo bón. Lưu ý rửa sạch rau, trái cây. Lựa chọn các loại rau và trái cây đảm bảo an toàn. Người cao tuổi nên ăn đều đặn từ 4 – 5 bữa/ngày. Và nên ăn ít một lần để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn. Giảm áp lực cho dạ dày, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

dinh dưỡng người già

Ăn nhiều thực phẩm nâng cao sức đề kháng, giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ,…. Đồng thời, người cao tuổi cần bổ sung trái cây tươi, rau xanh để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất. Luôn ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không dùng thức ăn lạnh sẽ tổn hại cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó người cao tuổi có thể uống 1 – 2 ly sữa dành cho người già và nhớ là không uống sữa đặc để tránh gây táo bón.

Người cao tuổi không bị bệnh thận, tim mạch hay đường ruột có thể uống một lượng vừa phải cà phê vào buổi sáng nhưng không nên uống vào buổi chiều vì sẽ bị mất ngủ. Bên cạnh đó người cao tuổi  nên hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán nội tạng động vật hay thức ăn tươi sống

Mặc đồ thoáng mát, sử dụng điều hòa đúng cách

Quần áo mặc mùa hè nên rộng, mỏng, thoáng. Nhà ở nên thoáng mát, đủ ánh sáng. Sử dụng điều hòa nhiệt độ khi cần thiết ở mức 28 – 29 độ C  kèm theo quạt nhẹ nhàng để đảm bảo thông thoáng khí; lưu ý không để thay đổi nhiệt độ quá đột ngột giữa các phòng ở, trong và ngoài nhà.

Giữ chế độ tập luyện thích hợp

thể dục người già

Giữ chế độ luyện tập thích hợp với người cao tuổi trong mùa hè (tập thể dục dưỡng sinh hoặc đi bộ, chơi cầu lông, bơi) vào sáng sớm; lúc mặt trời vừa mọc; chiều muộn hoặc khi trời đã dịu mát. Tránh tập thể dục, bơi, đi bộ lúc trời nắng nóng. Không tắm biển, sông, suối, ao, hồ lúc trời nắng gắt, nhất là gần trưa, buổi trưa, xế chiều.

Nằm màn khi ngủ

Dù nóng nhưng lúc ngủ (kể cả ngủ ban ngày) đều phải nằm màn để tránh muỗi đốt, nhất là ở các địa phương đang có dịch sốt xuất huyết.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Người cao tuổi cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tắm rửa bằng nước ấm để giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, không gian sinh hoạt của người cao tuổi cần được giữ sạch sẽ; thoáng mát, hạn chế gió lùa, tránh xa các loại vật nuôi – trung gian gây các bệnh truyền nhiễm.

Các lưu ý khác

Người đang mắc bệnh mạn tính cần uống thuốc theo đơn. Và chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Không tự ý bỏ thuốc để tránh bệnh tái phát, nặng thêm. Ngoài ra, người cao tuổi cần lưu ý một số bệnh dễ mắc do nắng nóng: Mất nước và điện giải, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, bệnh đường hô hấp, các bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa hè như sốt xuất huyết. Đau nhức xương khớp, viêm khớp, thấp khớp cũng hay gặp vào mùa hè. Ngoài ra, vào mùa nắng nóng, một số bệnh về da cũng thường gặp ở người cao tuổi (viêm da dị ứng gây ngứa, bệnh zona…).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *