Đầy bụng ở trẻ là do trẻ ăn quá nhiều, khó tiêu, ứ trệ, đau bụng, đại tiện không thông, sốt, khát nước… Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng của trẻ sẽ ngày càng nặng hơn, lâu dần sẽ dẫn đến chứng tỳ vị hư nhược.
Mặt khác, ở trẻ dưới một tuổi, vẫn là giai đoạn hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh phát triển và thích nghi, bắt đầu bằng sự dung nạp, hấp thu và bài tiết. Trong những tháng đầu làm quen với việc vắt sữa và tăng tiết sữa, bắt đầu từ 6 tháng tuổi, bạn phải thích nghi với chế độ ăn dặm và tăng số lượng, loại thức ăn. Khí cũng có thể được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn hoặc hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, việc cho trẻ bú mẹ hoặc bú quá no cũng có thể khiến trẻ bị đầy bụng.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi
Các nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi gồm:
- Không tiêu hóa được các loại protein trong sữa: Khi bé bú mẹ hoặc bú bình mà thường xuyên bị đầy hơi, có thể do cơ thể bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Dư thừa đường lactose từ sữa mẹ: Nguyên nhân là do lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ để tiêu hóa hết đường lactose bé dung nạp vào.
- Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ: Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, những gì mẹ ăn sẽ tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh sau này. Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng bé cũng sẽ dễ bị đầy hơi chướng bụng. Một số thực phẩm có thể khiến trẻ sơ sinh bị chướng bụng nếu mẹ ăn nhiều gồm: Các loại đậu, bắp cải Bruxen, bắp cải, súp lơ và súp lơ xanh, yến mạch, quả bơ, đào, lê, cam, chanh, mận và mận khô…
- Do dụng cụ uống sữa của trẻ không đảm bảo vệ sinh…
Giai đoạn mới mắc xử lí ra sao
Trẻ bị đầy bụng thực trướng giai đoạn mới mắc, bụng đầy, đại tiện khó, sốt, người rạo rực, khát nước, người còn khỏe… Phép trị là kiện tỳ, hành khí, tiêu trệ.
- Bài thuốc Gia vị bình vị tán gia giảm (Y tông kim giám): Thương truật 4g, hậu phác 4g, đại phúc bì 4g, sinh cam thảo 4g, trần bì 4g, la bặc tử 4g, sơn tra 4g, mạch nha 4g, thần khúc 4g, sinh khương 3lát.
- Cách dùng: Các vị sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống một lần.
- Tác dụng: kiện tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ.
- La bặc tử (hạt cải củ) là vị thuốc trị trẻ bị đầy bụng thực trướng giai đoạn mới mắc
Giải thích bài thuốc: Thương truật kiện tỳ táo thấp là chủ dược; hậu phác trừ thấp giảm đầy hơi; trần bì lý khí hóa trệ; sinh khương, táo tàu, cam thảo điều hòa tỳ vị; sơn tra, mạch nha, thần khúc tiêu nhục thực. Bài này lợi khí tiêu thực, để chữa thực chướng, ở trong bụng rất công hiệu.
Giai đoạn bụng trướng dùng bài thuốc gì
Phép trị: Thông đại tiện
Trẻ bị đầy bụng thực trướng, giai đoạn bí đại tiện, bụng đầy trướng căng, đau nhiều, sốt, không ngủ được… Nếu không điều trị sẽ dẫn đến tỳ hư suy.
- Bài thuốc: Tiểu thừa khí thang gia giảm (Thương hàn luận) gồm sinh đại hoàng 6g, hậu phác 4g, chỉ xác 4g.
- Cách dùng: Các vị sắc 2 bát nước lấy 1 bát, bỏ bã, uống nóng một lần.
- Tác dụng: Sơ đạo trường vị. Trị bụng đầy, đại tiện bón, nóng từng cơn
Giải thích bài thuốc: Bài này lấy đại hoàng chế cái hại cạng cực. Tá sứ có chỉ thực, hậu phác tuyên thông chỗ trệ trong khí phận.
Đại thừa khí thang gia giảm
Trẻ uống Tiểu thừa khí thang mà vẫn đầy trướng bụng, không đi cầu được, nên uống bài Đại thừa khí thang gia giảm (Thương hàn luận): đại hoàng 8g, hậu phác 8g, mang tiêu 6g, chỉ thực 8g.
- Đại hoàng là vị thuốc trị trẻ bị đầy bụng thực trướng giai đoạn bí đại tiện. Bụng đầy hơi.
- Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Cho hậu phác và chỉ thực nấu sôi 5 – 5 phút. Cho đại hoàng vào sắc tiếp rồi đổ ra lọc bỏ bã. Cho mang tiêu hoặc huyền minh phấn (là chất tinh chế mang tiêu) vào trộn tan, đem dùng. Sau khi uống 2 – 3 giờ vẫn chưa thấy đại tiện được thì uống nước thứ hai. Nếu vẫn không đại tiện được thì ngừng thuốc.
- Tác dụng: Công hạ nhiệt tích ở đại tràng, tả hỏa giải độc tiết nhiệt lợi đờm. Tiêu trừ bỉ mãn.
Giải thích bài thuốc: Đại hoàng tính đắng hàn. Tác dụng tả nhiệt thông tiện ở đại tràng, là chủ dược. Mang tiêu tính mặn hàn, tác dụng tả nhiệt nhuyễn kiên nhuận táo trừ tích. Chỉ thực, hậu phác tiêu bỉ, trừ mãn, hành khí, tán kết. Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là tuấn hạ nhiệt kết.