Trẻ cãi lời ba mẹ và cách xử lý đúng đắn từ các bậc phụ huynh
5 phút, 32 giây để đọc.

Ở một độ tuổi nhất định trên hành trình phát triển của trẻ sẽ đôi lúc bạn gặp trường hợp bỗng nhiên những cuộc tranh cãi của trẻ dần xuất hiện. Những quan điểm hay lời bạn nói ra luôn được trẻ cãi lại và có một thái độ chống đối. Nhiều ba mẹ trong lúc này sẽ cảm thấy bé đang có hành vi xúc phạm mình và bắt đầu lớn tiếng quát mắng, hay có các hành động thể hiện uy quyền của người lớn lên cho trẻ. Tuy nhiên đây không phải là cách làm đúng đắn, chúng sẽ khiến cho tình huống dần xấu đi chứ chẳng hề được cải thiện hơn. Tần suất trẻ cãi lời ba mẹ cũng sẽ không giảm đi mà đôi khi còn nhiều hơn.

Vậy trong trường hợp trẻ cãi lời thì ba mẹ cần làm gì để giúp trẻ hiểu được vấn đề và đồng thời vẫn có thể giữ được tình cảm gia đình?

Ghi nhận lại mật độ mà trẻ cãi lời có thường xuyên hay không?

Hãy ghi nhận lại mật độ cãi lại của con. Nếu tình trạng này xảy ra không thường xuyên và chỉ xuất hiện hiếm hoi thì nguyên nhân có thể đến từ việc trẻ mệt mỏi, căng thẳng hoặc thiếu ngủ. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện các biện pháp để loại bỏ các yếu tố này. Tuy nhiên, nếu việc cãi lời của trẻ xuất hiện thường xuyên. Vậy đây có thể là dấu hiệu sai lệch trong nhận thức của trẻ và cần được điều chỉnh càng sớm càng tốt.

Không áp đặt lên con trẻ

Không áp đặt lên con trẻ

Khi bé con bắt đầu “cãi lại” bố mẹ, đó không chỉ là dấu hiệu “bướng” hay “hư” như các bậc phụ huynh thường nghĩ. Mà còn là dấu hiệu của sự trưởng thành. Bé con của bạn bắt đầu biết suy nghĩ độc lập. Trẻ đã biết liên kết những điều bố mẹ nói, những nguyên tắc bố mẹ đặt ra với hiện thực. Đã biết bắt chước các bạn, biết đòi hỏi những điều “đúng, sai” một cách rõ ràng, cứng nhắc, và logic. Vậy, thay vì bực bội, điên tiết lên, bạn hãy… lấy làm vui mừng. Và từ đó, hãy cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói. Hãy chú ý sao cho lời nói và việc làm của bạn “khớp” với nhau.

Muốn con ít có “điều kiện” cãi bướng, việc quan trọng nhất là bố mẹ điều chỉnh hành vi đối xử của mình với con. Không quát nạt, áp đặt, bắt chúng phải coi ý kiến của bố mẹ là nhất. Hãy cho bé con có được “quyền tham gia”.

Hãy lắng nghe suy nghĩ của trẻ

Khi trẻ cãi lại sẽ đưa ra rất nhiều lý lẽ, chúng ta lớn tiếng quát mắng sẽ chặt đứt lối thoát dòng cảm xúc tiêu cực của trẻ. Từ biểu hiện bề ngoài, có lẽ do trẻ yếu thế nên tỏ vẻ phục tùng. Nhưng trong tâm có thể vẫn rất ấm ức, bắt đầu tránh xa ba mẹ. Phụ huynh nên nhẫn nại, lắng nghe lời con trẻ, khích lệ trẻ nói hết những điều mà con đang nghĩ. Như vậy khiến trẻ cảm thấy ba mẹ đang tôn trọng con. Đây là điều cốt yếu để giúp trẻ và ba mẹ đạt được sự đồng thuận quan điểm.

Giữ bình tĩnh, tránh phản ứng lại ngay

Đôi khi rất khó để bình tĩnh khi con cãi lời. Nhưng điều quan trọng là phải theo dõi ngôn ngữ của chính bạn. Bạn nên cố gắng trở thành tấm gương về cách thể hiện sự tôn trọng. Không nên la hét, dùng từ ngữ xấu. Hãy khéo léo ngăn chặn phản ứng tiếp theo của con. Nói với con rằng con cần dừng lại và cho con cơ hội sửa chữa hành vi. Ba mẹ hãy quỳ xuống ngang tầm mắt khi nói chuyện với con.

Giữ bình tĩnh, tránh phản ứng lại ngay

Giúp con hiểu vế sự tôn trọng và hành vi của trẻ đang làm là tốt hay xấu

Trẻ em nên hiểu nói chuyện 1 cách lịch sự sẽ có lợi cho chúng. ạn không nên bỏ qua mỗi câu từ tiêu cực hay một cái đảo mắt của trẻ. Đôi khi bạn cần nhắc nhở con ngay cả khi biết rằng con đang có tâm trạng xấu. Con cũng cần biết bạn đang mong con có thể nói lại theo cách khác. Cho con thấy hậu quả khi không tôn trọng người lớn.

Lấy bản thân làm gương cho trẻ noi theo

Việc người lớn chúng ta làm gương cho con để định hình các hành vi của các con là hết sức quan trọng. Bọn trẻ học được từ những gì chúng nhìn thấy. Đặc biệt là ở môi trường gia đình. Nếu đứa trẻ 5 tuổi nhà bạn nghe lỏm được bạn đang nói về mẹ chồng một cách hằn học với chồng. Vậy thì bé sẽ học được rằng sẽ chẳng có gì sai khi cư xử với người khác, kể cả với ba mẹ chúng, theo cách đó. Vậy nên, hãy cư xử, nói năng với tất cả mọi người một cách tôn trọng. Kể cả khi con bạn không ở đó.

Khi trẻ cãi lời ba mẹ hãy áp dụng biện pháp phạt khéo léo

Khi trẻ cãi lời ba mẹ hãy áp dụng biện pháp phạt khéo léo

Việc trừng phạt trẻ chân chính không phải là để trẻ kinh hãi, xa lánh ba mẹ. Mà là để trẻ hiểu việc ba mẹ làm là nghiêm túc. Cha mẹ cần nói cho trẻ biết lời nói nào, hành vi nào là không đúng. Ngoài ra còn phải cho trẻ biết rằng, nếu làm những điều không đúng, nói những lời không tốt thì sẽ bị trừng phạt. Sau đó, ba mẹ có thể đưa ra một số cách trừng phạt tương ứng từ nhẹ đến nặng. Đương nhiên, khi trẻ phạm vào tội nghiêm trọng thì phải trừng phạt thực sự. Chỉ có như vậy trẻ mới hiểu được lời ba mẹ nói là thật và sẽ chú ý hơn đến ngôn hành cử chỉ của mình.

Khen ngợi những hành vi tốt của trẻ

Mọi người đều muốn được đánh giá cao và con bạn cũng không ngoại lệ. Nếu bạn thấy con đã bắt đầu ngưng cãi lời và tỏ lòng biết ơn. Lúc này bạn có thể ôm con, khen con, cảm ơn con. Nhưng đồng thời, hãy chắc chắn con hiểu được rằng thân thiện không có nghĩa là con có thể làm bất cứ điều gì con muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *