Hệ tiêu hóa là bộ phận tối quan trọng của cơ thể người. Hệ tiêu hóa cung cấp nguồn thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể. Giúp cơ thể khỏe mạnh và bền bỉ với thời gian. Trong suốt quá trình sống từ tuổi thơ cho đến lúc về già, hệ tiêu hóa luôn luôn hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về ăn uống cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Theo thời gian, cơ thể con người dần lão hóa và hệ tiêu hóa cũng vậy. Do dó việc mắc bệnh rối loạn tiêu hóa vẫn thường gặp ở người già. Về cơ bản đây không phải là một dạng bệnh lý quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng tránh cũng như phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhứng mối lo ngại về sức khỏe. Cùng chúng tôi tìm hiểu về rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi cũng như cách điều trị và phòng ngừa.
Tổng quan về rối loạn tiêu hoá
Quá trình tiêu hóa được bắt đầu từ miệng và kết thúc ở ruột già. Bất kỳ tác nhân nào khiến việc tiêu hóa bị thay đổi, cản trở, đảo lộn sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ở người lớn không phải là một bệnh lý mà là kết quả của một số nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên, khi nhận thấy tình trạng này kéo dài, việc không được chữa trị đúng cách sẽ khiến người bệnh mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa. Trong đó điển hình là ung thư đường ruột.
Hệ tiêu hóa cung cấp dinh dưỡng đi nuôi cơ thể suốt từ khi sinh ra đến khi trưởng thành và dặm dài sự sống của con người. Ở người cao tuổi, chức năng tiêu hóa kém dần, các bệnh của hệ tiêu hóa cũng dễ gặp hơn… Khi tuổi cao, hệ tiêu hóa đồng thời giảm cả 3 chức năng: co bóp, tiết dịch và hấp thu. Chính vì những lý do này mà nhiều chứng bệnh đường tiêu hóa phát sinh như nghẹn, nấc, đầy bụng, táo bón hoặc phân không thành khuôn.
Triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở người lớn tuổi
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi thường biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau. Chúng có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, hoặc cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nào đó nhất định. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp bao gồm:
- Chướng bụng: luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu, đặc biệt là sau khi ăn xong. Thức ăn không được tiêu hóa hết hoàn toàn, ứ đọng lại trong ống tiêu hóa, khiến tình trạng này xảy ra.
- Buồn nôn, nôn mửa: đường tiêu hóa bị kích thích sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
- Ợ hơi, ợ nóng: rối loạn ở dạ dày và tá tràng thường sẽ gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Khi nhận thấy dấu hiệu này, rất có thể bạn đã mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn.
- Đây là dấu hiệu rất phổ biến. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc nhiều vùng bụng như bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Cơn đau từ nhẹ chuyển dần sang nặng, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thức ăn.
- Đại tiện bất thường: tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… tất cả là do rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Tình trạng rối loạn này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy, sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mệt mỏi và suy nhược.
- Cảm giác chán ăn: bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng. Không muốn ăn uống gì khi bị các chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn.
Cách chữa rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì, ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm khi mắc phải. hãy tham khảo những điểm quan trọng khi điều trị rối loạn tiêu hóa ngay bên dưới:
Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn và nước uống là nguyên nhân chính gây ra chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn phổ biến nhất. Vì thế, cần chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng. Và lựa chọn những nguồn thực phẩm sạch và tốt cho hệ tiêu hóa. Cần chủ động thực hiện ăn chín uống sôi. Tránh ăn đồ quá cay hoặc quá nóng; quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính, tuyệt đối không nên ăn nhiều thức ăn giàu xơ. Người bị rối loạn tiêu hóa nên được bổ sung men tiêu hóa. Và các loại thức uống dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
Uống thuốc
Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng đúng theo chỉ định để điều trị các chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, hãy khám tại các cơ sở uy tín để được bác sĩ kê đơn điều trị nếu xuất hiện các triệu chứng nặng.
Bài thuốc dân gian
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản. Dễ thực hiện lại an toàn như trà bạc hà; gừng, lá ổi, lá mơ lông hay khoai lang
Bệnh viện
Các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền dịch nếu bác sĩ cảm thấy họ bị mất nước do nôn hoặc tiêu chảy. Đối với các trường hợp sốt cao hoặc mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay càng sớm càng tốt.
Cần làm gì để phòng tránh bị rối loạn tiêu hóa
- Xây dựng một chế độ ăn phù hợp, rèn luyện thói quen ăn uống khoa học
- Tập luyện thể thao
- Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá
- Nên tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ và thường xuyên vận động
- Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại men vi sinh; men tiêu hóa; nhằm giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
- Ngoài ra, trong các bữa ăn nên ăn chậm nhai kỹ. Luôn giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng. Không nên tự ý mua thuốc uống, nên tham khảo ý kiến về chuyên môn từ nhân viên y tế.