Tình hình dịch bệnh Corona đang diễn biến ngày càng phức tạp, các bậc phụ huynh cần lưu ý các biện pháp đây để bảo vệ và chăm sóc trẻ tại nhà một cách hiệu quả. Cuộc chiến chống lại Covid-19 vẫn chưa có hồi kết khi “đại dịch” tiếp tục lây lan với tốc độ chưa từng có và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể thông qua các loại thực phẩm tăng sức đề kháng được xem là “vũ khí” hữu hiệu nhất giúp bảo vệ chính mình giữa mùa dịch. Việc phòng Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi với chế độ dinh dưỡng khoa học như thế nào? Hãy cùng chúng tôi xem ngay nên ăn gì và kiêng gì để tăng sức đề kháng chống lại bệnh cho bé nhé!
Nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưỡi 5 tuổi
Phòng Covid-19 cho trẻ: Trẻ em trong những năm đầu hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn nếu bị lây nhiễm bệnh, nhất là những trẻ cân nặng thấp, suy dinh dưỡng hay có bệnh nền, bệnh mạn tính.
Cung cấp các vitamin cho trẻ
Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng. Vitamin và chất khoáng theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi. Nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng nếu trẻ có suy dinh dưỡng. Hay trong giai đoạn phục hồi của bệnh cấp tính. Dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ cần đáp ứng nhu cầu theo lứa tuổi. Và theo nguyên tắc dinh dưỡng nếu trẻ có bệnh nền (nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa…).
Đa dạng thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng). Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ăn chín, uống sôi. Quá trình chế biến không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú ý thực hiện rửa tay thường xuyên, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Khi chế biến và cung cấp thức ăn, rửa tay trước khi ăn.
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, vitamin A, vitamin C, Vitamin D, Vitamin E, Kẽm, Sắt, Selen, Omega 3, Probiotic…Là những chất dinh dưỡng tham gia vào các hoạt động miễn dịch. Tăng cường miễn dichjcho cơ thể.Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho các hệ cơ quan.
Nước
Nước giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt, bảo vệ được tế bào ở các niêm mạc không bị tổn thương. Giảm khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào. Giúp hạn chế các vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ hô hấp. Nước giúp các lông chuyển của đường hô hấp mềm mại. Có khả năng đào thải bớt các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Do đó rất quan trọng trọng việc phòng lây nhiễm virus. Trẻ bị ốm phải được khám bệnh sớm và điều trị khỏi bệnh, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo. Do nó giàu lượng chất béo và vitamin tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một khẩu phần ăn cho người lớn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ sẽ cung cấp 100% lượng vitamin E đảm bảo đủ chất hàng ngày.
Dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ
- Trẻ từ 24 đến 36 tháng: trẻ ăn 3 bữa cơm chính cùng gia đình, mỗi bữa ăn bao gồm 30-40 g thực phẩm giàu đạm, 25-30 g rau lá, rau củ quả. Bữa phụ trẻ có thể ăn trái cây/ quả chín, sữa và chế phẩm sữa.
- Cho trẻ tăng cường vận động những động tác như đạp xe thăng bằng, chạy bộ thi với trẻ, cho trẻ nhảy cao, hạn chế cho trẻ xem ti vi điện thoại ngồi nhiều.
- Không nên cho trẻ ăn thực phẩm như nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh nhiều.
Dinh dưỡng phòng bệnh dịch cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Trẻ ăn cùng với gia đình: 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Theo Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ từ 3-5 tuổi. Số lượng thực phẩm khuyến nghị cho 1 ngày ăn để phòng Covid-19 cho trẻ như sau:
- Ngũ cốc, khoai củ và các sản phẩm chế biến: ăn trung bình 5-6 đơn vị ăn ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến trong một ngày. Trong mỗi bữa ăn nên có sự phối hợp giữa ngũ cốc và khoai củ.
- Rau lá, rau củ quả: ăn 2 đơn vị rau lá, rau củ quả một ngày. Cho trẻ ăn phối hợp nhiều loại rau củ quả để cung cấp đa dạng các loại vitamin và chất khoáng khác nhau.
- Trái cây/quả chín: ăn 2 đơn vị trái cây/quả chín một ngày. Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại trái cây, quả chín.
- Thịt, thủy sản, trứng và các loại hạt giàu đạm: ăn 3,5 đơn vị thịt, thủy sản, trứng và các loại hạt giàu đạm một ngày. Cho trẻ ăn cần đa dạng các loại thực phẩm giàu đạm. Cần cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.
- Cho trẻ ngủ sớm trước 10 giờ, tăng cường các môn vận động như đạp xe đạp 3 bánh, chạy bộ thi với trẻ, nhảy lò cò, giữ thăng bằng 1 chân, nhảy cao tùy theo khả năng của trẻ. Không nên cho trẻ xem ti vi điện thoại nhiều. Hạn chế ăn thức ăn nhanh như gà gán, khoai tây chiên, nước ngọt..