Chăm sóc da trẻ sơ sinh bằng kem dưỡng ẩm
4 phút, 50 giây để đọc.

Làn da của chúng ta đòi hỏi phải cung cấp một lượng nước lớn để phục vụ cho quá trình phát triển, đặc biệt là của trẻ. Chúng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày để tránh tình trạng da khô ráp. Quan trọng nhất là làn da của trẻ em rất dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài. Đăc biệt là khi mùa đông đên khiến cho không khí lạnh khô mang đi thành phần nuôi dưỡng tự nhiên trên trẻ.

Nếu cứ để tình trạng này lâu mà không tìm thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển làn da. Khiến bé dễ mắc những bệnh về da, nhất là khô da. Do đó hãy cùng chúng tôi tham khảo cách trị da khô ở trẻ em sau đây để cùng thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của các cách chữa da khô ở trẻ em dưới đây nhé!

Đừng nên giữ ấm quá mức

Mùa đông với thời tiết hanh khô khiến làn da mỏng manh nhạy cảm của bé rất dễ bị nứt nẻ, đau rát. Các mẹ đừng quên những bí quyết chăm sóc da trẻ sơ sinh khi thời tiết hanh khô dưới đây nhé! Trời trở lạnh, các mẹ, các bà luôn có tâm lý mặc cho bé càng ấm càng tốt và hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên, nếu giữ trẻ sơ sinh quá lâu trong nhà cộng với số quần áo dày cộp sẽ khiến các bé bị chảy mồ hôi, da đỏ rát và có thể sẽ bị nổi mụn. Một số gia đình lại thường xuyên sử dụng quạt sưởi, đèn sưởi để giữ cho bé luôn ấm áp. Việc phải thường xuyên tiếp xúc với những thiết bị giữ ấm này sẽ khiến da của bé bị khô và nứt nẻ.

Phòng bệnh về da mùa khô cho trẻ

Chọn quần áo có chất liệu mềm mại cho bé

Hãy lựa chọn quần áo cho bé thật tỉ mỉ; có thể do các chất trong vải quần áo cũng khiến da trẻ bị tổn thương và có thể gây nên khô da. Nên lựa chọn những bộ quần áo bằng vải tự nhiên cotton sẽ giúp da trẻ được thông thoáng; ngăn ngừa đổ mồ hôi và hạn chế được các vi khuẩn làm kích ứng da.

Trang phục mềm mại, dễ chịu sẽ giúp làn da của bé “dễ thở” hơn khi phải mặc nhiều lớp quần áo vào mùa đông. Để hạn chế tất cả những tổn thương đối với da của trẻ sơ sinh; các mẹ nên chọn cho bé những loại quần áo, tất tay, tất chân, mũ, khăn bằng chất liệu cotton. Chất liệu này mềm mại vừa có khả năng giữ ấm vừa thấm mồ hôi tốt. Khi ở trong phòng ấm áp thì cần cởi bớt quần áo để bé không toát mồ hôi hay cảm thấy khó thở, ngứa ngáy…

Rút ngắn thời gian tắm cho bé

Khi mùa đông tới, nhiệt độ ở miền Bắc thường xuống rất thấp. Vì thế các mẹ không cần thiết phải tắm cho bé hàng ngày, tắm cho bé 2-3 lần/tuần là đủ. Thời gian tắm cho bé cũng nên rút ngắn vì nếu tắm quá lâu; lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Thay vì 20 phút như khi thời tiết ấm áp; khi trời lạnh, các mẹ chỉ nên tắm cho bé trong khoảng 10 phút mà thôi. Khi tắm cho bé, các mẹ phải chọn nơi kín gió. Bé cần được tắm nhanh sau đó lau bằng khăn bông sạch, thấm nước tốt.

Nước tắm cho bé ấm vừa phải, nhiệt độ khoảng từ 32-34 độ C là phù hợp. Nếu tắm trong nước quá nóng sẽ khiến da bé bị khô, nứt nẻ, đỏ rát. Thêm một chú ý nữa là các mẹ nên sử dụng sữa tắm để tắm cho bé thay vì xà bông. Vì xà bông thường làm khô da bé. Để chăm sóc da trẻ sơ sinh vào mùa đông; sau khi tắm, các mẹ nên mát-xa cho bé bằng kem dưỡng ẩm với dầu mát-xa. Việc mát xa cho bé hàng ngày là điều cần thiết vừa giúp lưu thông tuần hoàn máu; lại vừa duy trì độ ẩm cho làn da non nớt, nhạy cảm của bé yêu.

Rút ngắn thời gian tắm cho bé

Chăm sóc da trẻ sơ sinh bằng kem dưỡng ẩm

Khi trời chuyển mùa từ thu sang đông, không khí trở nên hanh khô; độ ẩm giảm sút ảnh hưởng trực tiếp tới làn da của bé. Bên cạnh việc hạn chế tắm, lựa chọn những loại trang phục mềm mịn. Nhằm để việc chăm sóc da trẻ sơ sinh hiệu quả nhất; bố mẹ nên lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của bé. Loại kem dưỡng ẩm an toàn và tốt cho làn da của bé phải thành phần gồm các nguyên liệu tự nhiên. Chúng không hóa chất, không chứa chất phụ gia. Kem dưỡng ẩm của bé cần tinh khiết, tuyệt đối không chứa cồn.

Thời tiết hanh khô còn khiến môi của bé bị nứt nẻ. Để bảo vệ đôi môi đáng yêu của bé; các mẹ nên bôi cho bé một ít dầu hoặc son dưỡng môi. Nhằm để hình thành lớp màng bảo vệ môi trước không khí lạnh và khô. Bố mẹ cũng nên chú ý bôi vùng dưới mũi. Vì nếu bé bị chảy nước mũi mà bạn thường xuyên lau sẽ khiến lớp da dưới mũi bị khô rát. Khi đó việc chăm sóc làn da ở khu vực này là rất cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *