Những câu nói ba mẹ nên dùng khi trẻ không nghe lời, thay vì la mắng
6 phút, 7 giây để đọc.

Các ông bố bà mẹ có con nhỏ sẽ không thể nào tránh khỏi trường hợp có đôi lúc trẻ không nghe lời, quấy phá và bướng bỉnh khiến bạn phải bực nhọc. Hầu hết lúc này trẻ đang ở trong trạng thái rất cương quyết với điều mà mình muốn làm nên sẽ chẳng chịu nghe theo lời bạn. Nhưng cũng đừng vì thế mà bực tức, quát mắng hay sử dụng bạo lực, đánh phạt lên con cái. Không những sẽ khiến cho trẻ bị tổn thương vì cảm thấy mình không được yêu chiều mà còn làm trẻ sợ hãi, thu mình về sau. Đôi lúc lại gây tác động ngược khiến nhiều trẻ càng ngày càng khó chịu hơn.

Chính vì vậy cách tốt nhất trong trường hợp này là tìm ra phương pháp nói chuyện phù hợp để cho những trẻ không nghe lời ba mẹ có thể được dỗ dành mà lại mang hiệu quả tốt cho cả ba mẹ. Cùng chúng tôi điểm qua những cách xử lý tình huống khi trẻ khó chịu, không nghe lời mà các bậc phụ huynh nên biết ngay bên dưới đây nhé!

Trường hợp trẻ kén ăn, biếng ăn

Trong trường hợp này bố mẹ hãy nói: “Con ăn rất giỏi!”. Câu nói này sẽ cổ vũ tinh thần của con, thể hiện sự tự hào về bé. Đừng nói con là đứa trẻ kén ăn hay gì đó tương tự. Đó không phải là cách để tiếp thêm động lực để con nhỏ ăn hết bữa hoặc ăn nhiều hơn mà chỉ khiến con cảm thấy mình thật tồi tệ.

Trường hợp trẻ kén ăn, biếng ăn

Trẻ không nghe lời và không muốn dọn dẹp phòng

Trong tình huống này, bố mẹ hãy nói: “Con tự mình dọn dẹp hay muốn nhờ mẹ giúp gì không?”. Việc bố mẹ cáu kỉnh là chuyện bình thường nhưng nếu bố mẹ nói con: “Dọn dẹp ngay đi! Mẹ đã nói với con rất nhiều lần rồi!” hầu như không thúc đẩy việc trẻ sẽ xử lý đống bừa bộn đó. Cách tốt hơn là nên gợi ý cho trẻ một sự lựa chọn.

Trẻ vẫn mải chơi trong khi bạn cần phải ra ngoài gấp

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy nói: “Con muốn rời đi ngay bây giờ hay là sau 10 phút nữa?”. Đôi khi, trẻ em có thể cư xử rất tệ và trong nhiều tình huống có thể khiến phụ huynh đến nơi muộn nhưng thực ra trẻ chỉ không muốn mặc quần áo vào hoặc chúng không muốn rời khỏi nhà. Lúc này, bố mẹ thường có xu hướng hối thúc trẻ nhiều lần nhưng nhanh chóng thất vọng vì con không chịu làm theo ý mình. Vì vậy, tốt hơn vẫn là giữ sự bình tình và khéo léo hỏi trẻ.

Xử lý tình huống khi trẻ không muốn nghe lời ba mẹ nói

Hành động của trẻ em có thể nói rất nhiều về những gì chúng muốn và cảm giác của chúng. Có lẽ trẻ không thể nói thẳng rằng chúng buồn chán hoặc mệt mỏi. Nhưng hành động khóc, trẻ không nghe lời hoặc ném đồ chơi thể hiện tâm trạng của trẻ lúc đó. Khi đó, cha mẹ nên trò chuyện với trẻ như thể cha mẹ hiểu được cảm giác của trẻ dựa trên ngôn ngữ hình thể của con.

Làm sao trong tình huống trẻ đòi mua đồ chơi

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy nói: “Hãy thêm món đồ chơi mà con muốn vào danh sách quà sinh nhật của con”. Con của bạn có thể đã nhìn thấy một món đồ chơi nào đó trong cửa hàng và chúng thực sự muốn có nó, nhưng ngân sách của bạn có hạn. Đừng nói “Không! Đủ rồi!” vì câu nói này thậm chí còn làm tổn thương cả người lớn chứ không chỉ riêng trẻ nhỏ.

Làm sao trong tình huống trẻ đòi mua đồ chơi

Trẻ không muốn dọn dẹp bát đĩa mình ăn

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy nói: “Con có thể giúp mẹ đặt nó vào bồn rửa không?”. Trẻ ăn xong và bỏ chạy khỏi bàn để lại cho mẹ dọn dẹp một mớ hỗn độn. Đừng chăm chăm nói những câu như “đừng làm thế nữa”, “con đừng rời khỏi đây nếu như chưa dọn dẹp”. Tốt hơn là hãy nói với con một cách tích cực hơn nhưng vẫn khiến trẻ vâng lời.

Cách nói chuyện với trẻ thể hiện bạn không muốn con làm điều gì đó không tốt

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy nói: “Con có thể giúp mẹ đọc cuốn sách này (hoặc làm gì đó) ở đây không?”. Mẹ có thể thấy bé đang chơi một trò chơi ở nơi nguy hiểm hoặc chơi ngay trước mặt mình trong khi mình đang cố gắng hoàn thành báo cáo ᴄông việc. Bố mẹ đừng tỏ ra khó chịu, cũng đừng ra lệnh trẻ phải ngừng ngay, thay vào đó hãy chuyển hướng hành động của trẻ.

Cách giúp trẻ tăng được sự tự tin

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy nói: “Con đã tự mình làm được rồi”. Khi con bước vào tuổi chập chững, để nâng cao sự tự tin của con, các bậc cha mẹ hãy khen ngợi hành vi tốt và khả năng độc lập của trẻ. Điều quan trọng là ba mẹ nên phản ứng theo chiều hướng tốt đẹp. Và điều này có thể thúc đẩy đứa trẻ làm nhiều điều tốt hơn.

Vẫn thể hiện tình yêu với trẻ trong trường hợp trẻ đang bướng bỉnh

Vẫn thể hiện tình yêu với trẻ trong trường hợp trẻ đang bướng bỉnh

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy nói: “Dù thế nào đi nữa bố/mẹ vẫn yêu con và bố/mẹ rất thích con khi…”. Phản ứng “Không ôm và hôn” đối với hành vi xấu của trẻ sẽ không khắc phục được tình hình. Cũng không khiến chúng trở nên tử tế hoặc khuyến khích chúng lắng nghe bạn. Hãy ngồi xuống để tầm mắt của mình và con ngang nhau. Và lúc này hãy cho con biết bạn yêu con nhiều như thế nào.

Luôn nói cảm ơn/xin lỗi đối với trẻ

Bố mẹ nên nói: “Cảm ơn con vì đã lắng nghe. Con đang làm rất tốt”. Chúng ta có thể phát cáu khi trẻ không nghe lời. Nhưng nếu cuối cùng chúng đã làm theo ý bạn, đừng bỏ qua biểu hiện tốt của con. Điều này sẽ khiến con chịu lắng nghe bạn trong tương lai. Thật sai lầm nếu bố mẹ bỏ qua những lễ nghĩa thông thường chỉ vì mình là người lớn. Hãy biết cảm ơn trước mỗi hành động tốt của con. Hãy biết tự nhận lỗi và xin lỗi khi bạn phạm sai lầm với con.

Khi bố mẹ tự nhận lỗi với trẻ bằng việc xin lỗi hoặc công nhận hành động của con qua việc cám ơn. Lúc này các con sẽ cảm thấy mình và bố mẹ có quyền bình đẳng ngang nhau. Ai sai người ấy phải chịu trách nhiệm, ai đúng người ấy sẽ được mọi người công nhận. Việc làm gương cho con từ những điều nhỏ nhất sẽ giúp trẻ hình thành những thói quen tốt. Bởi “làm gương” luôn là một người thầy vĩ đại nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *