Nguyên tắc an toàn trong chế biến thức ăn dặm cho bé tại nhà
5 phút, 19 giây để đọc.

Nguyên tắc an toàn trong chế biến thức ăn dặm cho bé tại nhà như thế nào? Không thể trang bị cho mình một căn bếp tuyệt đối vô trùng hay một bộ máy tiệt trùng chất lượng cao. Nhưng làm theo một vài nguyên tắc chúng tôi chia sẻ dưới đây, một số món ăn mẹ chế biến cho bé ăn dặm sẽ an toàn và chất lượng hơn rất nhiều.

Ngoài nỗi lo thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, các bà mẹ có con nhỏ hiện nay cũng đang đau đầu. Vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tự nấu đồ ăn dặm cho bé tại nhà chắc chắn sẽ thơm ngon và bổ dưỡng hơn các loại bột làm sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo các quy tắc an toàn, nguy cơ “nhiễm” thực phẩm cho bé sẽ cao hơn. Vì vậy, dù khẩn cấp đến đâu, các mẹ cũng cần. Đặc biệt lưu ý những quy tắc an toàn sau đây.

Vệ sinh tay và dụng cụ chế biến thật kỹ

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng là điều đầu tiên và cơ bản nhất trước khi chế biến thức ăn dặm cho bé. Ngoài tay, mẹ cũng nên vệ sinh những cụ trong nhà bếp sẽ sử dụng đến. Ví dụ như mặt bàn, xoong nồi, dao thớt, máy xay…Tốt nhất, nên sử dụng xà phòng rửa chén kháng khuẩn tự nhiên. Không dùng chung thớt để cắt thịt và các loại rau củ, trái cây.

Đặc biệt, nên dùng thớt riêng biệt khi sơ chế thực phẩm sống và chín. Sử dụng thớt gỗ sẽ an toàn hơn so với thớt nhựa, vì sẽ loại bỏ vi khuẩn dễ dàng hơn. Không nên nấu thịt ở nhiệt độ cao và nấu quá lâu, như thế sẽ làm giảm dinh dưỡng từ chất đạm và sẽ gây khó tiêu cho bé. Việc chế biến lâu cũng làm mất chất khoáng, vitamin

Sơ chế rau củ quả loại bỏ vi khuẩn và hóa chất độc hại

Sơ chế rau củ quả loại bỏ vi khuẩn và hóa chất độc hại

Rau củ và trái cây trước khi sử dụng nên rửa sạch, nhất là phần vỏ. Dù sử dụng nguyên liệu hữu cơ, mẹ cũng nên rửa sạch trước khi chế biến. Rửa rau dưới vòi nước, có thể ngâm trong nước muối hoặc dung dịch rửa rau trong 5-10 phút. Với trái cây, mẹ nên chờ ráo nước, gọt vỏ, bỏ phần lõi và hạt trước khi nấu. Chuối và bơ sẽ không cần phải nấu khi cho bé ăn dặm, dù là các bé 6 tháng tuổi. Rửa rau trực tiếp dưới vòi nước để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất độc hại

Nguyên tắc an toàn khi chế biến thịt cho bé

Mẹ cần rửa tay sạch sẽ ngay từ khâu chuẩn bị và xử lý thịt. Nếu cần có thể đeo găng tay để đảm bảo. Đặc biệt, trước khi chuyển từ việc sơ chế thịt sang sơ chế một món khác. Mẹ cũng nên rửa tay lại một lần nữa, nhất là đối với các sản phẩm như thịt gia cầm, trứng. Nên chia nhỏ thịt trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Khi cần sử dụng, chỉ nên rã đông phần thịt cần dùng trong mỗi lần. Tuyệt đối không để trẻ ăn thịt, thịt gia cầm, cá và trứng còn sống hay chín tái. Để đảm bảo an toàn tối đa cho các món thịt như thịt gia cầm, thịt có màu đỏ và cá. Mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:

– Không được để thức ăn còn sống hay đã nấu chín ở ngoài trong điều kiện nhiệt độ phòng quá 2 tiếng.

– Thực phẩm đông lạnh không nên rã đông rồi lại đông lạnh lại mà không cần nấu qua.

– Thực phẩm đông lạnh nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 0ºC hoặc thấp hơn.

– Thức ăn của bé dù đã nấu chín hay chỉ mới sơ chế đều cần được bảo quản trong tủ lạnh. Và không quá 48-72 tiếng trước khi dùng hay đông lạnh.

– Thức ăn đông lạnh có hạn sử dụng khác nhau. Tốt nhất nên dùng các viên thức ăn đông lạnh của bé trong vòng 1 tháng.

Một số lưu ý

Nguyên tắc an toàn trong chế biến thức ăn dặm cho bé tại nhà

Tùy theo tháng tuổi của con mà các mẹ xay nhuyễn gạo để nấu hay nấu nguyên hoạt, gọi là cháo. Nhưng bé nào dưới 10 tháng mẹ cần phải giã gạo nấu cháo thì con mới tiêu hóa tốt được. Các loại rau củ hay thịt cá cũng vậy, tùy tháng tuổi và tùy tình trạng ăn uống thực tế của con mình mà nấu hạt to hay xay nhỏ thế nào. Các mẹ nên linh động cho phù hợp với từng bé. Nếu không nước tiện nấu nước dùng (nước xương hầm). Có thể thay bằng nước lạnh bình thường. Trong các món ăn dặm bất kỳ của trẻ, dù không được ghi trong cách chế biến. Mẹ cũng cần cho thêm 1 thìa dầu ăn vào thức ăn dặm của bé (bột, cháo, soup).

Trẻ chậm tăng cân nên ăn gì để giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh là nỗi băn khoăn lo lắng chung của nhiều mẹ nuôi con nhỏ. Đặc biệt bé trong độ tuổi ăn dặm càng phải cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng. Lựa chọn khẩu phần ăn hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy cân nặng cho bé. Bên cạnh đó, mẹ nên biết cách. Các món cháo ăn dặm cho bé ở giai đoạn này sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé bên cạnh sữa mẹ. Vì vậy, trong các món cháo cho bé mẹ cần phân bổ các nhóm dinh dưỡng phù hợp. Để trẻ nhận được đầy đủ chất, tạo điều kiện cho bé có thể hấp thụ tối đa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *