Cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng được xem là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam. Tà Năng – Phan Dũng còn cực kì nổi tiếng bởi những trải nghiệm hiếm có khó tìm. Tại đây, bạn sẽ được chứng kiến vẻ đẹp của những đồi cỏ xanh ngát xa hút tầm mắt, được ngắm cảnh bình minh mặt trời đỏ rực cả một vùng trời. Và nếu bạn là một phượt thủ, hay đúng hơn là bạn yêu thích trải nghiệm trekking thì đừng bỏ qua kinh nghiệm trekking Tà Nung – Phan Dũng dưới đây. Lí do là vì đi Trekking Tà Năng – Phan Dũng rất dễ bị lạc. Vậy nên bạn cần bỏ túi kinh nghiệm trekking nếu như đây là lần đầu trải nghiệm
Cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng
Tà Năng – Phan Dũng là cung đường dài hơn 50 km thuộc địa phận ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Thảm thực vật đa dạng, khung cảnh hùng vĩ, độ khó vừa phải nên cung đường này phù hợp trekking với nhiều lứa tuổi. Nơi đây cách thành phố Hồ Chí Minh 300km về phía Đông Bắc. Để bắt đầu hành trình chinh phục cung đường trekking này bạn sẽ phải bắt xe di chuyển về xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Nơi cách thành phố Đà Lạt khoảng 60km về phía Nam. Ít ai biết rằng, xã Tà Năng cũng chính là khu vực sinh sống của dân tộc Churu. Còn điểm kết thúc của hành trình sẽ là ở Phan Dũng, tỉnh Bình Thuận – nơi cư ngụ của dân tộc Raglai.
Phía Tà Năng là cung đường đẹp. Cây cỏ mọc hai bên đường, dốc không quá cao. Còn phía Phan Dũng (hướng xuống thác Yavly) đường khá trơn, ngoằn ngoèo, nhiều dốc, cây chủ yếu là thông. Ở đỉnh Tà Năng, buổi tối sương xuống khá dày và nhanh. Gió đặc biệt thổi mạnh vào giữa đêm. Để trekking cung này an toàn và ngắm được trọn vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây bạn phải trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết.
Chuẩn bị một chiếc áo mưa tốt
Hãy chuẩn bị một chiếc áo mưa tốt, nếu bạn chọn trekking cung đường này vào các tháng mưa (khoảng tháng 7). Thời gian để việc bạn nhận thấy trời mây đen và bắt đầu mưa tại nơi này có thể diễn ra trong vòng một phút, sau tiếng sét báo động. Vì vậy, để chắc chắn hành lý không bị ướt bạn nên trang bị kỹ càng.
Chuẩn bị sức khỏe và tinh thần
Đầu tiên là sự chuẩn bị về tâm lý, sức khỏe. Bạn sẽ ở trong rừng 2 đến 3 ngày và hầu như không có sóng điện thoại. Nhiệt độ hạ xuống rất thấp vào buổi tối và gió luôn thổi mạnh. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị quần áo ấm, túi ngủ. Và tập quen với việc vệ sinh cá nhân tự túc trong một khu rừng. Sức khỏe là điều kiện cần và đủ để bạn có thể vượt qua đoạn đường hơn 50 km bằng chính đôi chân mình. Cung đường không phải quá khó đi nhưng có nhiều ngã rẽ. Bạn nên liên hệ trước porter để chở đồ đạc và dẫn đường. Họ sẽ giúp nhóm của bạn di chuyển nhẹ nhàng hơn và tránh bị lạc đường. Có người đã mất tích và thiệt mạng tại cung đường này. Nên việc đi tự túc mà không có người dẫn đường sẽ tìm ẩn nhiều nguy hiểm lắm đấy.
Chuẩn bị một đôi giày tốt
Đôi giày tốt là điều bắt buộc khi bạn bắt đầu hành trình. Nó sẽ giúp bước chân của bạn vững vàng và nhẹ nhàng hơn. Ống chân và ống tay giúp bạn tránh được vắt (con vật nhỏ hút máu hay trú trong các bụi cây) và sâu bọ, xây xát với cây cỏ.
Chuẩn bị đồ ăn và nước uống
Nhiều bạn khi lập đội trekking, mỗi người thường chuẩn bị đồ ăn và nước uống cho bản thân. Nhưng trưởng đoàn (leader) nên đưa ra “chuẩn” của việc ăn uống tại đây. Có đoàn chỉ mang theo vài miếng bánh và chai nước nên các thành viên nhịn đói luôn một đêm cuối. Việc thiếu đồ ăn và nước uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bạn ở hành trình.
Không nên dừng lại một con suối quá lâu
Bạn không nên dừng lại một con suối quá lâu. Nếu thấy lũ về lập tức di chuyển khỏi suối. Bởi ở đây lũ về rất nhanh. Không để ý là nước đã dâng cao, thật sự nguy hiểm. Chuẩn bị nhiều thứ nhưng trải nghiệm bạn sẽ có rất xứng đáng. Ví dụ như cảnh ngắm mặt trời mọc trên đỉnh Tà Năng. Bạn cũng sẽ ấn tượng với sự chân chất và nhiệt tình giúp đỡ của các porter người dân tộc Chu-ru, mang đến hành trình suôn sẻ. Trekking cũng như những loại hình du lịch khác. Luôn tồn tại một số nguy hiểm mà bạn có khi không ngờ đến. Vì vậy, dù bạn du lịch với bất kỳ hình thức nào, hãy luôn chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là một số kỹ năng sinh tồn cơ bản.