Trong giai đoạn phát triển quan trọng từ 2-6 tuổi của trẻ. Nếu không được chăm sớc. cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Sẽ dễ dẫn đến nguy cơ thấp còi, sức khỏe giảm sút. Do sức đề kháng yếu, trẻ dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc, sức khỏe và cân nặng của trẻ, chế độ dinh dưỡng còn ảnh hưởng rất nhiều đến trí não. Điều đó cho thấy, dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ từ 2 tuổi trở lên đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển sau này.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ từ 2-6 tuổi cần đảm bảo khẩu phần ăn phong phú, đa dạng, cân đối, đủ dinh dưỡng. Đáp ứng nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của trẻ. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả hơn. Bên cạnh đó hạn chế ăn thức ăn nhiều đường, muối, khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thể thao và hình thành thói quen ăn uống khoa học ngay trong giai đoạn này. Cùng chúng tôi tìm giải pháp sau đây:
Dinh dưỡng cho bé thực sự là một “cuộc chiến”
Trong 6 năm đầu đời, chế độ dinh dưỡng được đặt lên hàng đầu, được các chuyên gia đánh giá là cột mốc “xây” những viên gạch đầu tiên cho sự lớn khôn của con trẻ. Chính tầm quan trọng này mà các bậc phụ huynh hay ví von việc cho con ăn là một “cuộc chiến”, bởi cha mẹ phải dùng đủ mọi cách: dụ dỗ, năn nỉ, dọa nạt … thì bé mới chịu ăn những thực phẩm mà mẹ mong muốn.
Theo nghiên cứu khoa học, ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Trẻ cần được cung cấp đúng và đủ những thực phẩm khác nhau nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện. Trong khi mẹ luôn cố gắng tìm hiểu thực đơn. Để kịp thời bổ sung cũng như điều tiết chế độ dinh dưỡng cho bé. Thì trái lại, trẻ trong giai đoạn này vừa là một “vận động viên điền kinh” lại vừa là một “thực khách” khó tính.
Cách bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ để trẻ phát triển toàn diện
Một số quy tắc dinh dưỡng cơ bản cho trẻ trong những giai đoạn đầu đời mà các mẹ cần ghi nhớ:
– Ở độ tuổi mẫu giáo, chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong một ngày gồm 3 bữa chính (cơm, cháo, bún, phở…) và 2 bữa phụ (trái cây, sữa chua, phô mai…)
– Dù trên 2 tuổi nhưng sữa vẫn là nguồn thức ăn cần thiết. Để đảm bảo nhu cầu canxi và các chất dinh dưỡng khác của trẻ. Lượng sữa trung bình từ 400- 600ml mỗi ngày.
– Dù bé ở độ tuổi nào thì việc đảm bảo 4 nhóm thức ăn (tinh bột, chất béo, chất xơ & vitamin, chất đạm ) và được đa dạng hóa mỗi ngày đều rất quan trọng nhằm đảm bảo như cầu dinh dưỡng để phát triển.
– Không nên “chạy đua” cân nặng, tạo áp lực cho bé. Không quát mắng, dọa nạt làm bé sợ hãi mỗi khi đến bữa.
Một số thông tin cần ghi nhớ để không “bỏ lỡ” cơ hội phát triển toàn diện cho con
– Bé dưới 2 tuổi có nhu cầu chất béo cao. Để hỗ trợ cho quá trình tăng tưởng và phát triển trí não. Vì thế, hãy luôn cho một muỗng dầu ăn vào khẩu phần ăn dặm của bé khi chế biến.
– Không nên cho bé ăn đồ ngọt hoặc nêm nếm quá mặn trong thức ăn dặm của bé. Vì thận của bé còn yếu, không tải được lượng muối quá nhiều. Bên cạnh đó, việc cho bé ăn mặn hoặc ngọt trong giai đoạn này sẽ hình thành khẩu vị và thói quen ăn uống xấu cho bé. Dễ gây các nguy cơ béo phì hoặc cao huyết áp (do ăn mặn) khi trưởng thành…
– Sữa vẫn là nguồn cung cấp canxi chính cho trẻ. Vì vậy, nếu có điều kiện, hãy cho con bú mẹ đến 2 tuổi. Hoặc mẹ có thể dùng sữa công thức để thay thế cho bé. Nhưng phải đặc biệt chú ý đến thành phần dinh dưỡng của sản phẩm để chọn cho con những sản phẩm sữa chất lượng, có hàm lượng dinh dưỡng cao DHA, omega 3, omega 6, vitamin C, vitamin D…
– Ưu tiên chọn những thực phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) Probiotic Bifidus BL®. Một thành phần quan trọng giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, chống nhiễm trùng, kích thích hệ miễn dịch tự nhiên, phòng ngừa dị ứng, hỗ trợ giảm phản ứng viêm nhiễm. Sẽ giúp bé phát triển tối đa chiều cao và trí não.
Các nhóm chất cần thiết cho trẻ từ 2-6 tuổi
Giai đoạn 2-6 tuổi là thời điểm chuyển tiếp quan trọng sang độ tuổi học đường. Có 3 điều mà cha mẹ nên quan tâm: trẻ phát triển hành vi ăn uống. Tăng trưởng thể chất, phát triển não bộ. Cụ thể, trẻ sẽ phát triển một số hành vi như lựa chọn thực phẩm như thích hay không thích. Thậm chí không quan tâm. Các em cũng thích làm chủ trong bữa ăn, rõ rệt nhất khi 3-5 tuổi; thích món mới, lạ và vui (đặc biệt ở 4-6 tuổi).
Để đáp ứng nhu cầu cho các sự phát triển trên. Cần chú ý các nhóm chất quan trọng, gồm: đạm, chất béo omega-3 từ cá, bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn và rau củ quả. Vì nó giúp trẻ phát triển não bộ, miễn dịch. Nhóm dầu rất cần thiết cho hoạt động trí não. Khuyến khích dùng những dầu có chất béo bão hòa thấp. Như dầu oliu, dầu hướng dương.