Dinh dưỡng cho trẻ khi bị sốt cần chăm sóc như thế nào? Khi trẻ bị sốt, ngoài việc điều trị bằng thuốc, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Những chất dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ là cần thiết và rất quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, khi bị sốt lâu ngày cơ thể sẽ bị suy nhược, mệt mỏi dẫn đến biếng ăn nên khó hồi phục hơn. Vậy trẻ sơ sinh nên ăn gì để chóng vượt cạn? Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm chúng tôi liệt kê dưới đây vào thực đơn hàng ngày để giúp bé “chống chọi” với cơn khó chịu, lừ đừ do sốt mang lại nhé!
Khi bé bị sốt, nhu cầu năng lượng tăng lên gấp nhiều lần. Vì vậy, khẩu phần ăn trong thời gian này vẫn phải đảm bảo đủ chất (chủ yếu là chất đạm và chất béo). Đồng thời, khi bé bị sốt, cơ thể cũng mất nhiều nước và chất điện giải qua da nên cần cho bé uống đủ nước.
Cần bù nước cho bé
Khi cơ thể bị mất nước, các virus, vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc hơn bình thường. Để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bé không bị kiệt sức. Các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải cho bé.
Cho bú sữa mẹ hoàn toàn đối với trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, chỉ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng tăng số lần bú, ít nhất 10-12 lần/ngày. Thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn (khi bị ốm trẻ sẽ mệt mỏi, nên khả năng mút vú của trẻ kém hơn). Đối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa. Lúc này cần vệ sinh các dụng cụ vắt sữa, cốc thìa… để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến trẻ bị tiêu chảy.
Chọn chế độ ăn với đồ ăn mềm
Đối với những trẻ lớn hơn, cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng và chia làm nhiều bữa. Giúp dạ dày không bị kích ứng hay khó chịu. Trứng luộc có protein và có thể dễ dàng tiêu hóa là một lựa chọn tốt cho các mẹ. Bên cạnh đó, thêm bột ngũ cốc với sữa sau một vài ngày. Cung cấp các loại trái cây mềm như chuối hay thêm vào nước dưa hấu cho bé dễ hấp thu nước, vitamin và khoáng chất.
Cho trẻ uống nhiều nước và nước ép hoa quả tươi
Cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi. Hoặc ăn thêm hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do sốt. Cung cấp thêm vitamin A, vitamin C vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu. Dễ dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A. Đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng.
Các mẹ có thể chọn các loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi. Thức ăn giàu chất tiền vitamin A như các loại quả có màu vàng, đỏ (gấc, đu đủ, xoài, cà chua,…). Các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền…). Vừa giàu tiền vitamin A vừa giàu vitamin C đều rất cần thiết cho trẻ. Đặc biệt là trẻ trong giai đoạn ăn dặm.
Cháo, súp hay thức ăn loãng?
Đồ ăn loãng dễ nuốt như súp, bún, phở được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò. Không những bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp xoa dịu cơn khó chịu của bé. Đặc biệt, món cháo hoặc súp được nấu từ thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bồi bổ cho trẻ mau phục hồi, chống viêm, kháng khuẩn, nhanh hạ sốt và giảm các triệu chứng do cảm cúm. Khi nấu súp gà, mẹ nhớ cho thêm một số loại rau, nấm… để cung cấp thêm cho bé một lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Giúp tăng cường hệ miễn dịch. Gừng, hành, rau thơm… cũng là những gia vị làm tăng hiệu quả chữa bệnh của món súp gà.
Lưu ý tránh những thực phẩm sau khi trẻ bị sốt
Không thêm vào thực đơn của bé các thức ăn cứng, khó tiêu hóa, khó hấp thu. Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ, các loại dầu và các loại thực phẩm chiên rán. Chẳng hạn như khoai tây chiên. Trẻ bị sốt không nên ăn thức ăn có lượng carbonhydrat cao như bánh ngọt hoặc bánh quy. Tránh cho bé ăn thực phẩm quá xơ như đậu, ngô và bông cải xanh. Không cho bé ăn thức ăn cay như sốt salsa hoặc cà ri.