3 phút, 35 giây để đọc.

Trong thời tiết lạnh giá, nhiều người dễ bị nhiễm trùng và tái phát nhiều lần đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản mãn tính. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể uống một số loại thuốc đông y có tác dụng giảm ho, hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả rõ rệt.

Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường ho và khạc đờm. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trẻ em và người già là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nguyên nhân chính của viêm phế quản cấp thường là do virus, nhưng cũng có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc do tiếp xúc nhiều với các chất gây kích ứng phổi như khói, bụi, ô nhiễm môi trường, không khí ô nhiễm.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh 

Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường ho và khạc đờm.

Dưới đây là một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản:

  • Khói thuốc lá: đây được coi là yếu tố hàng đầu làm phát triển bệnh. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sống chung trong môi trường khói thuốc cũng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.
  • Sức đề kháng kém: khi cơ thể bị mắc phải một căn bệnh cấp tính khác, ví dụ như cảm lạnh hoặc một tình trạng mãn tính làm tổn thương đến hệ miễn dịch cũng rất dễ bị viêm phế quản. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng là người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: nếu bạn thường xuyên làm việc trong một môi trường chứa các chất kích thích phổi, khả năng cao bạn sẽ bị mắc viêm phế quản. Chẳng hạn như dệt may, cơ khí hoặc tiếp xúc với hóa chất hoặc khói.
  • Trào ngược dạ dày: sự lặp đi lặp lại các cơn ợ nóng , ợ chua có thể gây kích thích cổ họng và làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản.

Một số loại trà dược giúp nhuận phế

Trà mật ong, trứng gà

  • Mật ong 30g, trứng gà 1 quả.
  • Cách làm: Mật ong cho thêm một ít nước đun sôi, đập trứng vào, lấy đũa đánh cho tan. Ngày uống 1 – 2 lần, uống nóng.
  • Công dụng: Nhuận phế, trị ho, chữa viêm phế quản mạn tính, khản tiếng.

Trà quất

    • Trà mạn 2g, vỏ quất khô 2g.
    • Cách làm: Cho cả hai thứ vào nước sôi hãm 10 phút. Ngày uống 2 lần, uống nóng sau các bữa ăn.
    • Công dụng: Trị ho có đờm, giảm kích thích phế quản phổi, dạ dày trướng hơi không tiêu.

Trà trám, mơ

  • Quả trám tươi 50g (có thể dùng trám khô 10g), quả mơ 10g, đường trắng vừa đủ. Bổ quả trám và mơ ra, cho nước vào đun 20 phút, bỏ bã lấy nước, thêm chút đường trắng, uống thay trà trong ngày.
  • Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, trị ho, nhuận táo, hóa đờm.

Trà phật thủ

  • Phật thủ 30g, đổ nước vừa đủ, đun sôi chắt lấy 200ml nước, hòa 20ml mật ong uống thay trà trong ngày.
  • Công dụng: Nhuận phế, giảm ho, tiêu đờm, dùng tốt cho người bệnh mạn tính.

Trà la hán quả

Nguyên nhân chính của viêm phế quản cấp thường là do virus

  • Quả la hán 20g, nước 500ml.
  • Cho quả la hán vào cốc, cho nước sôi đậy lại, ngâm 30 phút, uống ấm thay trà trong ngày.
  • Công dụng: Trị ho, hóa đờm, thanh nhiệt, nhuận phế.

Trà trứng

  • Chè xanh 15g, trứng gà 2 quả.
  • Trứng gà rửa sạch vỏ, cho cùng chè vào nồi luộc, trứng chín, bóc vỏ cho vào luộc tiếp tới khi cạn thì vớt trứng ra.
  • Ngày ăn 1 lần vào lúc đói. Khi dùng thuốc nên kiêng các món lạnh, tanh.
  • Công dụng: Trừ ho, bình suyễn.

Trà xuyên bối, hạt cải:

  • Xuyên bối mẫu 15g, hạt cải 15g. Hai thứ tán thành bột, pha nước sôi hoặc nấu nước uống thay chè.
  • Công dụng: Nhuận phế hoá đờm, giáng khí trừ ho bình suyễn, chữa các chứng ho do viêm phế quản mạn, đờm nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *