Việc rèn luyện để có những thói quen tốt cho trẻ từ sớm là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ nên nghĩ đến. Vì đây không những giúp cho trẻ sống lành mạnh hơn mà còn tác động rất tích cực đến quãng thời gian trẻ bắt đầu trưởng thành về sau. Bởi vì hầu hết con người chúng ta đều giống nhau, nhưng thứ tạo ra thành công cho nhiều người đó chính là vì số lượng thói quen tốt mà họ đã có được. Từ sống tự lập, đúng giờ, ngăn nắp, có giờ giấc sinh hoạt logic,.. Tất cả những thói quen này sẽ đều tác động rất tích cực đến cuộc sống của mỗi con người khi họ càng trưởng thành.
Cùng điểm qua xem các thói quen tốt cho trẻ nào nhất định cha mẹ cần phải rèn luyện từ sớm để mang đến nhiều thay đổi tích cực trong tương lai cho bé.
Thói quen tốt cho trẻ cần có: tự giác
Một nhà giáo dục Trung Quốc từng khẳng định rằng sự thành công lớn nhất của cha mẹ là có thể dạy cho con được thói quen tự giác. Và sự tự giác này sẽ tạo nên sự chủ động tích cực. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện của trẻ sau này. Việc dạy con tính tự giác có thể bắt đầu từ khi con được 2-3 tuổi. Đây là khi trẻ bắt đầu hình thành sự tự nhận thức về bản thân. Ở độ tuổi này trẻ thường bắt chước và tiếp thu mọi thứ rất nhanh. Hãy giúp con hình thành thói quen ăn, ngủ, vui chơi thích hợp, giờ nào việc nấy.
Ngoài ra, phụ huynh nên đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ nhỏ cho con thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Và trong quá trình này, con có thể tự mình quyết định cách thức thực hiện, từ đó rèn luyện được tính trách nhiệm và suy nghĩ độc lập.
Thói quen xem trọng giờ giấc
Những người đúng giờ chưa chắc đã xuất sắc. Nhưng những người xuất sắc chắc chắn là biết giữ thói quen đúng giờ. Việc đúng giờ là biểu hiện của những người biết tự giác, tự kỷ luật, có trách nhiệm. Từ đó sẽ giúp tạo nên sự tin cậy, mang đến nhiều cơ hội phát triển trong cuộc sống cũng như trong môi trường học tập, công sở. Để trẻ phát triển khái niệm về thời gian, nhận thức thời gian và biết thế nào là đúng giờ. Vậy thì ngay từ khi còn nhỏ, phụ huynh cần phải trở thành tấm gương thực tế cho con mình. Trong các hoạt động thường ngày, bố mẹ cần giúp cho trẻ hiểu rằng khi chúng ta có sự chuẩn bị tốt từ trước. Vậy thì mọi thứ sẽ không bao giờ bị chậm trễ.
Tạo lập thói quen để trẻ làm các công việc nhà
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, trẻ em thích làm việc nhà khi trưởng thành sẽ trở thành người tốt hơn. Đồng thời cũng sẽ sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều phụ huynh luôn có quan niệm rằng việc ưu tiên quan trọng nhất đối với trẻ em là học tập. Mà không biết rằng thói quen làm việc nhà cũng sẽ ảnh hưởng rất tích cực tới trẻ trong tương lai. Nó giúp bé rèn luyện tính cách và học thêm nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Giai đoạn trước 6 tuổi là thời điểm vàng để trẻ phát triển trí thông minh của trẻ. Và một trong những yếu tố góp phần giúp trí não phát triển là việc vận động tay chân thông qua những công việc nhà thích hợp theo từng độ tuổi. Tập làm việc nhà từ nhỏ cũng giúp cho trẻ biết cách sống gọn gàng và sạch sẽ. Sống và làm việc trong một không gian ngăn nắp sẽ có tác động rất lớn đối với khả năng tập trung và tư duy của trẻ trong quá trình học tập.
Biến đọc sách trở thành thói quen của trẻ
Thói quen đọc sách chính là “khoản đầu tư” có lãi nhất đối với mỗi người. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc đọc sách không chỉ mang lại kiến thức bổ ích. Mà chúng còn là một hoạt động nâng cao sức khỏe tinh thần. Nó giúp não bộ phát triển. Và đồng thời giúp cho mỗi người có thể cải thiện được bản thân một cách toàn diện. Thực tế cho thấy trẻ em thích đọc sách sẽ có trí nhớ tốt hơn, kết quả học tập cũng cao hơn so với những trẻ không thích đọc. Trẻ có thói quen đọc sách cũng có nội tâm phong phú, suy nghĩ sâu sắc. Giúp trẻ tăng được vốn từ và sự nhạy cảm với từ ngữ tốt hơn.
Việc đọc sách có thể bắt đầu sớm nhất từ khi trẻ còn ở trong bụng mẹ. Khoảng 4-5 tháng tuổi, trẻ đã thể hiện được sự hứng thú mỗi khi nghe mẹ đọc sách. Trẻ sẽ cảm nhận được câu chuyện qua ngữ điệu và cảm xúc trên gương mặt mẹ. Thói quen này nên được nuôi dưỡng mỗi ngày và đến khi con biết đọc. Lúc này con sẽ càng có thêm niềm hăng say khi tự mình được khám phá chân trời kiến thức tuyệt vời từ những trang sách.
Thói quen tốt cho trẻ – thiết lập giờ giấc sinh hoạt hợp lý
Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra sự nguy hiểm của việc sinh hoạt và nghỉ ngơi không điều độ đối với trẻ, đó là:
- Ảnh hưởng đến phát triển thể chất. Đặt biệt là về tăng trưởng chiều cao
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trí tuệ. Theo nghiên cứu của đại học Oxford cho thấy trẻ ngủ sớm từ 2 tuổi, đến năm 8 tuổi sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về sự tập trung chú ý thấp hơn 62% so với trẻ ngủ muộn hơn, ở cùng độ tuổi
- Ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong số những trẻ ngủ kém, 45,9% trẻ có khả năng miễn dịch thấp. Trẻ sẽ thường bị cảm lạnh. 40,5% trẻ có nguy cơ bị suy nhược thần kinh hoặc trầm cảm. Và đến 36,5% trẻ có nguy cơ béo phì
Giúp trẻ trở thành người yêu quý thể thao và thiên nhiên
Với trẻ em, không nhất thiết áp dụng định nghĩa “tập thể dục” một cách cứng nhắc. Với trẻ, chơi cũng là một môn thể thao. Cha mẹ có thể cho trẻ chạy nhảy ngoài trời, chơi bóng đá… Hay những hoạt động ngoài thiên nhiên. Không nên giữ con bạn trong nhà với điện thoại di động, tivi quá lâu… Khi trẻ 6-8 tuổi, có thể cho trẻ bơi lội, trượt băng… Những điều này sẽ giúp trẻ phát triển về mặt thể chất.