Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua thơm ngon tại nhà
5 phút, 37 giây để đọc.

Cá thác lác là một món ăn quen thuộc trong các bữa ăn của người dân Nam bộ. Đặc biệt lẩu cá thác lác khổ qua là món ăn không còn xa lại với người dân nơi đây. Để thay đổi khẩu vị cũng như làm mới món ăn cho gia đình thì bạn nên học cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua ngay tại nhà.

Cá thác lác thì dai ngon, khổ qua giòn đắng nhẹ có nhiều tác dụng cho sức khỏe kết hợp với vị ngọt của nước hầm xương trung hòa với nhau sẽ tạo nên một nồi lẩu tưởng chừng như không ngon nhưng lại ngon không thể cưỡng lại. Tuy nhiên mỗi vùng miền sẽ có nhiều cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị. Chính vì vậy bạn hãy tham khảo bài viết này để có công thức nấu món lẩu cá thác lác khổ qua thơm ngon đúng cách chiêu đãi cả nhà nhé.

Nguyên liệu để nấu lẩu cá thác lác khổ qua

  • Cá thác lác: 500 gram
  • Khổ qua (mướp đắng): 5 quả
  • Xương ống: 500 gram
  • Bún: 500 gram
  • Hành tây: 1 củ
  • Hành tím: 2 củ
  • Hành tươi: 1 mớ, thìa là: 1 mớ, rau mùi: 1 mớ
  • Gia vị: Mắm, tiêu, hạt nêm, muối, sa tế

Nguyên liệu để nấu lẩu cá thác lác khổ qua

Bắt tay vào nấu lẩu cá thác lác khổ qua

Bước 1: Sơ chế cá thác lác

  • Làm sạch: Cá thác lác sau khi mua về bạn rửa sạch rồi lau khô. Tiếp đến, dùng dao phi lê cá và chỉ lấy phần thịt phi lê. Thái nhỏ mỏng phần thịt cá sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh trong khoảng 30 phút.
  • Xay cá: Hết 30 phút để cá lạnh, thịt cá sẽ se cứng lại. Lúc này, bạn cho cá thác lác vào máy xay và xay nhuyễn cùng với 1 chút thìa là + hành lá + hành khô + gia vị. Xay cho tới khi thịt cá mịn dẻo thì dừng lại.
  • Cho thịt cá đã xay ra bát và dùng đũa và thìa quết mịn. Lưu ý là bạn quết càng kỹ thì thịt cá càng dẻo ngon. Sau khi quết xong, dùng màng bọc nilon bọc kín chả cá lại rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.

Bước 2: Chuẩn bị nồi nước dùng lẩu

Rửa sạch xương ống với nước muối pha loãng sau đó đem chần qua với nước sôi cho sạch bọt bẩn. Tiếp đến, chặt xương ống thành những đoạn vừa rồi cho vào nồi ninh kỹ để lấy nước dùng. Trong quá trình ninh, bạn vớt bọt bẩn cho nước được trong và nêm một chút gia vị cho nước được đậm đà.

Bước 3: Sơ chế khổ qua và các nguyên liệu khác

Khổ qua: Khổ qua (mướp đắng) đem rửa sạch, cắt bỏ hai đầu. Tiếp theo, bạn bổ đôi khổ qua rồi tách bỏ hạt, màng. Sau khi tách hạt xong, bạn thái khổ qua thành những miếng mỏng. Trong lúc chờ nấu lẩu, bạn cho khổ qua vào túi nilon bọc kín và để vào ngăn mát tủ lạnh.

Sơ chế khổ qua và các nguyên liệu khác

Hành: Hành tươi nhặt sạch và thái khúc nhỏ, hành tím lột vỏ; rửa sạch rồi đập dập băm nhỏ, hành tây lột vỏ, rửa sạch, cắt bỏ chân và đầu sau đó bổ múi cau. Thìa là, rau mùi: rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau khi ngâm xong, vớt thìa là và rau mùi ra rổ rồi để ráo nước.

Bước 4: Nấu lẩu và thưởng thức

  • Nước nhúng lẩu: Chuẩn bị nồi ăn lẩu. Đặt nồi lên bếp gas mini hoặc bếp từ sau đó cho vào nồi 1 thìa canh dầu ăn. Làm nóng dầu ăn rồi cho hành tím vào phi thơm. Khi hành tím đã dậy mùi, bạn trút nước ninh xương đã ngọt vào. Thêm một chút sa tế cho nước lẩu thêm đậm đà.
  • Thưởng thức lẩu: Bày xung quanh nồi nước nhúng lẩu chả cá đã xay, khổ qua; bún tươi, hành tây, hành tươi, thìa là và bắt đầu thưởng thức. Ngoài ra, bạn chuẩn bị thêm một bát nước mắm tỏi ớt cay để chấm chả cá, khổ qua khi thưởng thức lẩu.

Bên cạnh khổ qua, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm nhiều loại rau khác để ăn kèm với chả cá thác lác. Những loại rau này có thể bao gồm nấm kim châm, nấm rơm, rau muống non hoặc hoa chuối bào. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kèm với nhiều loại củ khác như cà rốt, khoai môn cũng rất hợp. Đối với món lẩu cá thác lác như hướng dẫn trên đây, ngoài cách xay cá mịn thành chả thì bạn cũng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách chỉ thái cá thành những lát mỏng. Cùng với cá thác lác có trong nồi lẩu, việc xuất hiện của một số loại thuỷ hải sản khác như tôm đồng, ngao nước ngọt,…cũng là sự kết hợp đầy hấp dẫn.

Tác dụng cũng như một số lưu ý khi sử dụng khổ qua

Tác dụng của khổ qua

Nấu lẩu cá thác lác khổ qua và thưởng thức

  • Khổ qua thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí,…Khổ qua có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.
  • Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.
  • Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương,…

Lưu ý khi sử dụng khổ qua

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn khổ qua gây kích thích tử cung, chảy máu
  • Người bị bệnh huyết áp thấp ăn nhiều gây đau đầu, chóng mặt
  • Người bị tiểu đường ăn khổ qua khi dùng thuốc không tốt cho sức khỏe
  • Sau phẫu thuật ăn khổ qua sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết
  • Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD ăn khổ qua gây đau đầu, sốt

Như vậy Không mất quá nhiều thời gian, là bạn đã có ngay một nồi lẩu cá thác lác khổ qua nóng hổi, thơm ngon rồi. Bạn có thể chấm miếng chả cá thác lác với một chén nước mắm mặn, có thêm vài lát ớt sẽ giúp món lẩu ngon hơn đấy, chúc bạn ngon miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *