3 phút, 56 giây để đọc.

Nhiệt miệng nếu tiếp diễn lâu thì người bệnh sẽ không thể nạp đủ vitamin và dưỡng chất từ chế độ ăn uống. Có rất nhiều triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng, tùy theo tình trạng bệnh của từng người.

Có nhiều trường hợp mắc bệnh giardia, bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng tương tự như loét miệng. Các vết nhiệt ở miệng có thể được xác định chính xác bằng mắt thường mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân bị nhiệt miệng nặng vẫn cần tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh. Nếu để lâu các triệu chứng nhiệt miệng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó cần có các biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế tác hại của bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Cho đến hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Các nguyên nhân làm nhiệt miệng sẽ bao gồm: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng, sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt, phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Thuốc ngậm trị nhiệt miệng từ đông y

Rễ cây hoa tường vi 50 - 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

  • Rễ cây hoa tường vi 50 – 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.
  • Hoàng liên 10g, sắc kỹ vớí 100 ml nước, ngậm vài lần trong ngày.
  • Lá đạm trúc diệp tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm băng phiến 1g, dùng làm nước ngậm vài ba lần trong ngày.
  • Tạo phàn 5g, kha tử 10g, tỳ bà diệp 15g, sắc kỹ lấy nước ngậm 4 – 6 lần trong ngày.
  • Mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Thuốc dán trị từ nguyên liệu thảo mộc

  • Dùng phụ tử chế hoặc ngô thù du hoặc ngô thù du và đinh hương lượng vừa đủ, tán bột, hòa với nước hoặc dấm chua, đắp lên huyệt Dũng tuyền cả hai bên, cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Vị trí huyệt Dũng tuyền: Là điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
  • Tế tân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, trộn với dầu vừng hoặc dấm chua lâu năm thành dạng cao rồi đắp vào rốn, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
  • Ngô thù du 8g, đại hoàng 4g, đởm tinh 2g. Sấy khô tán bột, trộn với dấm chua. Đắp vào huyệt Dũng tuyền.
  • Tỏi tươi 1 củ giã nát, ngô thù du 30g tán bột. Hai thứ trộn đều với dấm chua, đắp vào hai huyệt Dũng tuyền.
  • Chi tử sống 10g, sinh đại hoàng 10g, băng phiến 5g, ba thứ tán bột, trộn với dấm, đắp vào rốn.

Thuốc bôi điều trị hiệu quả 

Mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

  • Ngũ bội tử 10g, minh phàn 10g, băng phiến 3g. Tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần dùng tăm bông ướt lấy một ít bột thuốc. Chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.
  • Hoàng liên 10g, đại hoàng 10g, thanh đại 30g. Xạ hương 1g, tất cả tán thành bột thật mịn. Đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy một ít thuốc chấm vào vết loét. Mỗi ngày 2 lần.
  • Lá non nữ trinh tử (cây xấu hổ) 10g. Rửa sạch, giã nát, ép lấy nước. Bôi vào vết loét nhiều lần trong ngày.
  • Hồng táo 25g, hành củ (còn cả rễ) 5 củ. Sắc kỹ lấy nước hòa thêm 0,9g băng phiến. Dùng làm thuốc bôi vết loét 2 lần trong ngày.
  • Nghệ vàng 8g, băng phiến 3g, nhi trà 7g. Mật gấu khô 0,5g, sấy khô tán bột, trộn đều. Dùng làm thuốc bôi 2 lần trong ngày.
  • Hoàng liên và can khương lượng bằng nhau. Sấy khô tán bột, chấm vết loét 3 lần trong ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *