4 phút, 45 giây để đọc.

Chứng hay quên có thể là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Khi chúng ta già đi, tất cả các bộ phận của cơ thể sẽ thay đổi, bao gồm cả não. Một số người cần thời gian lâu hơn để nhớ hoặc quên những gì họ đã làm. Đây thường là dấu hiệu của chứng hay quên nhẹ, không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Nếu bị chứng hay quên, thiếu tập trung kéo dài ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, người bệnh nên đến chuyên khoa thần kinh để khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Các bác sĩ có thể đưa ra những khuyến cáo, chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp nhất. Để giải quyết triệt để tình trạng hay quên, kém chú ý thì cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này và giải quyết triệt để. Theo Đông Y, một số bài thuốc dân gian có thể cải thiện căn bệnh này.

Bệnh hay quên bắt đầu từ nguyên nhân gì?

Bệnh đãng trí hay quên ở người có thể chữa trị khỏi ở giai đoạn sớm

Các nguyên nhân gây hay quên và mất tập trung ở người gồm:

  • Làm việc căng thẳng

Căng thẳng kéo dài hoặc stress cấp tính, áp lực công việc, rối loạn giấc ngủ làm giảm tập trung chú ý và ảnh hưởng đến trí nhớ. Phần lớn những người này thường mắc một trong các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm…

  • Do các bệnh lý

Người mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng bệnh hay quên.

  • Bệnh ở não và chấn thương não

Mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ, các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não… cũng gây mất trí nhớ và bệnh hay quên.

  • Do thuốc và chất gây nghiện

Ở người thiếu vitamin B1, dễ bị chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn kéo dài hoặc người nghiện rượu. Bệnh đãng trí hay quên ở người có thể chữa trị khỏi ở giai đoạn sớm hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

Các bài thuốc dành cho mức độ bệnh khác nhau

Do tạng tâm và tạng thận suy yếu

  • Nếu tuổi già hay quên là do tạng tâm và tạng thận suy yếu theo thời gian, thủy hỏa không giao nhau, dẫn đến mắc chứng tâm thận bất giao. Nên sinh ra chứng hay quên, ngủ kém, hư phiền, váng đầu ù tai, lưng đau hai chân yếu mỏi.
  • Điều trị : bổ tâm hỏa, tư dưỡng thận thủy.
  • Bài thuốc: Phục thần 100 g, qui bản 200 g, viễn chí 100 g, thạch xương bồ 80 g, long cốt 100 g, đương qui 100 g. bá tử nhân 100 g, Tán bột quyện với mật ong làm viên hoàn mỗi viên 5 gam. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên. Trước khi ăn sáng và ăn tối, uống liên tục 60 ngày.

Do tâm hư huyết trệ

Mỗi tháng ăn liên tục 7 ngày, ăn 3 đợt như vậy là có kết quả.

  • Triệu chứng: Thường hồi hộp hay quên, mất ngủ, đầu choáng váng mà đau, môi lưỡi tím tái, ngực khó chịu.
  • Điều trị: hành khí hoạt huyết, dưỡng tâm an thần.
  • Bài thuốc: Linh chi 500 g, hà thủ ô (chế) 500 g, Ý dĩ nhân 300 g, đào nhân 300 g.
  • Cách chế: Sắc Linh chi, Hà thủ ô, Ý dĩ 4-5 lần cô đặc, tán mịn Đào nhân cho vào quấy đều khi đang nóng.
  • Cách dùng: Ngày uống 10-15 gam uống liên tục 30 ngày.
  • Sau đó uống tiếp bài “Kiện não thang” để  dưỡng tâm an thần.
  • Nếu bệnh nhân mất ngủ kéo dài kiêm chứng đau đầu dùng bài: Đương qui 10 g, xuyên khung 10 g, đan sâm 15 g, hắc táo nhân 20 g, từ thạch 20 g, chích cam thảo 8 g, xích thược 8 g, hồng hoa 8 g, ngũ vị tử 15 g, thanh bì 8 g, đại giả thạch 15 g.

Do tinh huyết của can thận hư tổn

  • Triệu chứng: Tinh thần hốt hoảng hay quên. Nhức đầu choáng váng, trì trệ hay quên. Có khi suyễn thở, đại tiện khó đi.
  • Điều trị cần: Tư dưỡng can thận. Bổ ích tinh huyết, điều hòa tỳ phế.
  • Dùng bài “ Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm để điều trị. Thục địa 20g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g. Trạch tả 8g, đan bì 8g, bạch linh 8g gia. Hoàng kỳ 16g, hắc táo nhân 20g, viễn chí 12g, quế tâm 8g, đỗ trọng 12g.
  • Cách dùng:  Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục 30 ngày.

Ngoài ra, có thể dùng bài thuốc Nam sau đây để điều trị chứng hay quên:

  • Lá sen tươi 50 gam, óc lợn 1 bộ, hạt sen tươi hoặc khô (tươi 60 g, Khô 30 g), cùi nhãn 50 g, nhân của hạt quả đào 20 g, hạt kỷ tử 50 gam.
  • Cách chế: Trước hết rửa sạch lá sen cho vào 500ml nước đun khoảng một giờ, vớt bỏ bã lấy khoảng 350 ml nước bỏ các vị thuốc còn lại vào đun chín lấy 150ml, cho thêm mật ong vừa đủ, chia làm 3 lần ăn trong ngày.
  • Mỗi tháng ăn liên tục 7 ngày, ăn 3 đợt như vậy là có kết quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *