Bí quyết chuẩn bị bữa sáng cho trẻ ngon và đủ chất nhất cho trẻ luôn là chủ đề thú vị mà chúng ta không ngớt bàn tán. Làm thế nào để chuẩn bị một bữa sáng ngon, dễ ăn, bổ dưỡng cho con mà mẹ lại chuẩn bị nhanh chóng – đây cũng là mối quan tâm của nhiều người. Với gợi ý về 12 bữa sáng hàng đầu mà chúng tôi muốn giới thiệu cho mẹ dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ giải tỏa phần nào nỗi lo đó. Không chỉ vậy, 12 gợi ý này còn giúp mẹ xây dựng thực đơn ăn sáng cho con trong ít nhất một tháng luôn thơm ngon mới lạ mà không bị lặp lại.
Bữa sáng là bữa ăn vô cùng quan trọng, bởi nó không chỉ giúp trẻ “nạp” năng lượng sau một giấc ngủ dài mà còn mang đến một ngày học tập và vui chơi hiệu quả. Ngoài việc khuyến khích bé ăn sáng hàng ngày, bạn cũng nên chú ý đến chất lượng bữa sáng cho bé nữa nhé!
Sự quan trọng của bữa sáng
Nhiều nghiên cứu chứng minh, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bữa sáng khỏe mạnh, bé sẽ có nguồn năng lượng dồi dào. Những bé được ăn sáng có xu hướng mạnh khỏe và thích tham gia nhiều hoạt động thể chất. Bé bỏ ăn sáng sẽ mệt mỏi, bồn chồn, dễ cáu kỉnh. Bởi vì, buổi sáng là khoảng thời gian dạ dày bé cần nạp thêm nhiên liệu sau 8-12 tiếng đồng hồ ngủ. Nguồn kalo dự trữ chỉ đủ duy trì năng lượng cho cơ thể bé đến giữa buổi sáng nếu bé không ăn sáng, cho dù chỉ là một bữa nhỏ.
Bữa sáng cũng giúp bé duy trì trọng lượng cân đối. Bữa sáng khởi động sự trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sự trao đổi chất được hoạt động thường xuyên giúp cơ thể đốt cháy kalo. Không ăn sáng, bé sẽ có xu hướng tiêu thụ nhiều kalo hơn trong ngày. Điều này liên quan đến nguy cơ béo phì. Nguyên nhân là vì bỏ bữa sáng, bé sẽ thấy đói nhiều hơn vào trước bữa trưa – dễ ăn vặt hoặc ăn quá nhiều vào bữa trưa.
Tổng năng lượng mà bữa sáng cung cấp cho trẻ
Bữa sáng đóng góp 20-35% lượng calories cần thiết một ngày, nên phải là bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhất. Tuy nhiên, phần lớn bữa sáng hiện tại theo thói quen ăn sáng của trẻ em Việt Nam chỉ đáp ứng được 23% nhu cầu. Đối với các bé, bữa sáng chính là “thần chú” để mở ra một ngày mới năng động, khỏe khoắn. Việc ăn sáng đều đặn, đúng giờ từ khi còn nhỏ sẽ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh về sau.
Bí quyết chuẩn bị bữa sáng cho trẻ
Bí quyết chuẩn bị bữa sáng cho trẻ ngon và đủ chất nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì một bữa sáng được cho là tốt nhất với trẻ nhỏ chính là bữa sáng giàu protein và đầy đủ chất đạm, tinh bột, chất béo (Omega 3 và Omega 6), chất xơ, vitamin và khoáng chất (canxi, sắt,…). Nên hạn chế ăn nhiều các đồ ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ. Để ngăn ngừa các vấn đề về răng và bệnh tiểu đường sau này.
Các nguồn thực phẩm có chứa các nhóm dinh dưỡng cần thiết, nhất là đối với các bé:
- Protein và chất sắt: có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, các loại hạt. Vai trò tạo hình cơ bắp của protein đặc biệt quan trọng. Riêng chất sắt là thành phần quan trọng của huyết sắc tố. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ của trẻ.
- Tinh bột: có nhiều trong cơm, cháo, khoai tây, khoai lang, mì… Nhóm thức ăn này có chứa các tinh bột tạo nên chất bột đường cần thiết để chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động của trẻ.
- Trái cây và rau xanh: rau có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp cho cơ thể vitamin và chất xơ. Trái cây cũng chứa lượng vitamin cao, do đó các mẹ nên cho trẻ dùng thêm trong các bữa ăn.
- Sữa tươi: đây là nguồn dưỡng chất khá phong phú vì chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất. Như protein, chất béo, sắt, kẽm, magiê, canxi, vitamin… Do đó, các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm làm từ sữa tươi. Để trẻ dùng kèm trong bữa ăn.
Một số lưu ý khi chuẩn bị bữa sáng cho bé
- Cho bé ăn sáng đúng giờ: Ăn sáng quá sớm ngay sau khi thức dậy. Sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi của dạ dày và hệ tiêu hoá. Từ đó làm giảm nhu động ruột trong việc tiêu hoá thức ăn. Ngược lại ăn sáng quá muộn lại làm mất cảm giác ngon miệng trong bữa trưa và làm rối loạn nhịp sinh học đã được định sẵn trong cơ thể. Vì vậy, thời gian lý tưởng cho bữa sáng là vào khoảng thời gian từ 7 – 8h. Và sau khi ngủ dậy từ 20 – 30 phút. Bữa sáng nên cách bữa trưa từ 4 – 5 tiếng.
- Không uống sữa thay bữa sáng: Chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói. Vì uống sữa lúc đói dễ gây tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh. Phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột do chưa bị tiêu hóa hết.
- Không ăn đồ ăn nhanh, đồ khô vào bữa sáng: Một số bà mẹ dự trữ sẵn vài hộp bánh quy, bim bim. Hay mua vội cho con humberger, gà rán… Để con ăn uống gọn nhẹ rồi đi học. Nhưng thực chất lại tạo gánh nặng cho dạ dày. Những bữa sáng nhanh thế này sẽ thừa năng lượng nhưng lại thiếu vi chất. Vì vậy, nếu chọn đồ ăn nhanh cho bữa sáng. Thì các mẹ nhớ bổ sung thêm hoa quả, canh rau.
Giải pháp để có bữa sáng cân bằng cho bé
Giải pháp giúp bé có một bữa sáng ngon, đủ chất mà không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị:
- Cung cấp đầy đủ 30% năng lượng cần thiết cho cả ngày để bé khởi đầu ngày mới
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động trong ngày chứ không chỉ giúp trẻ no bụng.
- Giúp bé tăng khả năng tập trung & đạt kết quả tốt trong học tập nhờ cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết như canxi, chất xơ, vitamin và khoáng chất (so với bữa sáng thông thường chỉ cung cấp tinh bột và calorie).
Tối ưu sự phát triển khoẻ mạnh của cơ, xương & hệ vận động…