Biện pháp phòng ngừa
5 phút, 43 giây để đọc.

Bệnh sa trực tràng ở trẻ em thường dễ bắt găp ở các bé có độ tuổi từ 1-3. Căn bệnh này tuy không gây đau đớn nhưng sẽ gây trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Để điều trị và phòng ngừa tốt nhất thì cần biết được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh.

Trực tràng là bộ phận nằm phía dưới của ruột già và gắn liền với xương chậu nhờ vào các dây chằng và cơ liên kết. Căn bệnh này có thể do dây chằng và cơ bắt đầu giảm độ liên kết vì một số vấn đề nhỏ nhưng lâu ngày như táo bón, tiêu chảy hoặc rặn khi đi vệ sinh. Ngoài ra, Một số bệnh liên quan như bệnh u xơ nang và phình đại tràng bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sa trực tràng ở trẻ em.

Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng hay dân gian còn gọi là lòi dom. Đây là tình trạng phần trên trực tràng thoát xuống qua hậu môn để ra ngoài. Sa trực tràng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và người lớn trên 50 tuổi. Tự nhiên cha mẹ thấy con đi cầu phải rặn, xong có 1 khối màu đỏ hồng hay hơi tím và bóng ở ngay lỗ hậu môn và rất hốt hoảng. Sa trực tràng chính là đoạn ruột cuối (còn gọi là trực tràng) bị sa ra ngoài qua lỗ hậu môn.

Bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và ở những người lớn trên 50 tuổi. Sa trực tràng là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nặng nề. Nhưng gây ra cho bệnh nhi nhiều phiền hà trong sinh hoạt và khối ruột sa ra ngoài làm cho cha mẹ em bé cảm thấy lo lắng.

Sa trực tràng là gì?

Dấu hiệu

Dấu hiệu chính để nhận biết bệnh sa trực tràng ở trẻ em là một phần hoặc toàn bộ niêm mạc trực tràng của bé nhô ra ngoài cơ thắt hậu môn. Đặc biệt nếu bé rặn khi đi vệ sinh thì triệu chứng sa trực tràng có thể thấy rõ là một cục thịt màu đỏ thẫm kèm theo máu hoặc chất nhầy. Thông thường bệnh này không gây đau cho bé nhưng có thể làm con thấy khó chịu kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Không kiểm soát được việc đi đại tiện (có phân rỉ ra từ hậu môn).
  • Cảm giác no hoặc không thể đi tiêu hết phân trong ruột.
  • Hậu môn bị ngứa hoặc đau rát.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sa trực tràng ở trẻ. Trên một cơ địa của đứa bé có bất thường về mặt giải phẫu chỗ gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn khi em bé có các hành vi gây ra áp lực lên tầng sinh môn như: trẻ bị táo bón đi cầu phải rặn mạnh, trẻ mắc bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy…. Trực tràng dễ sa xuống và không lên được.

Điều trị

Điều trị

Trẻ em sức yếu, suy dinh dưỡng, hay bị táo bón, đại tiện lâu ở bô; ngày này qua ngày khác dễ bị sa trực tràng, (lòi dom). Sa trực tràng thường tự giới hạn với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý mà không cần phải can thiệp bất cứ thủ thuật hay phẫu thuật nào. Cho trẻ ngồi vào ngâm vào nước ấm khoảng 10 phút. Sau để cháu ấn khối dom vào, người lớn ấn giúp cho dom vào hậu môn. Sau cho cháu nằm nghỉ, hạn chế chạy nhảy sau khi vừa ấn khối sa vào.

Khi nào thì cần phẫu thuật?

Đa số trường hợp sa trực tràng có thể điều trị nội khoa bảo tồn; chờ sự phát triển của cơ thể giúp thay đổi, điều chỉnh cấu trúc giải phẫu vùng đáy chậu. Trẻ cần được điều trị tích cực các yếu tố thúc đẩy sa trực tràng như: táo bón, kiết lỵ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Can thiệp phẫu thuật được cân nhắc khi :

  • Trực tràng vẫn còn sa sau 4 tuổi và khối sa có chiều dài trên 3cm.
  • Có triệu chứng: đau, chảy máu, xuất tiết chất nhầy, viêm quanh hậu môn
  • Sa trực tràng sau phẫu thuật (Pullthrough)
  • Cân nhắc phẫu thuật những trẻ trên 4 tuổi
  • Không tự giới hạn trong thời gian theo dõi 12 – 18 tháng

Cách xử trí sa trực tràng tại nhà

Đa số phụ huynh rất hốt hoảng và bế con tới bệnh viện. Tuy nhiên bạn có thể làm ở nhà các động tác sau mà vẫn giải quyết được vấn đề:

  • Cho bé nằm ngửa, kê mông cao, dạng 2 chân.
  • 1 người phụ cầm vào 2 khoeo chân bé giơ lên cao và giữ dạng ra 2 bên.
  • 1 người đứng đối diện mông trẻ, dùng nước ấm xối sạch khối sa. Dùng các ngón bàn tay phải nắm trọn lấy khối sa, dùng ngón cái bàn tay trái đặt vào đúng giữa khối sa; kết hợp 2 bàn tay đẩy từ từ khối sa lên trên
  • Trong khi đó người giữ chân trẻ từ từ hạ thấp chân và khép dần 2 chân lại. Khi khối sa vừa đẩy lên hết cũng là lúc 2 chân bé duỗi thẳng và 2 mông khép khít lại, giữ nguyên tư thế đó 20 -30 phút. Dỗ dành tránh để bé la hét vì có thể sa trở lại.

Khi nào thì cần phẫu thuật?

Biện pháp phòng ngừa

  • Tư thế đi cầu: Không cho trẻ ngồi bô hay ngồi chồm hỗm; sẽ tăng áp lực lên tầng sinh môn và gây sa. Do đó nên bế trẻ ở tư thế xi tiểu, xi ị như khi còn nhỏ.
  • Chế độ ăn đủ chất xơ, đủ nước để phòng táo bón.
  • Uống ngừa rotavirus, vệ sinh ăn uống để phòng ngừa tiêu chảy.

Những điều cần lưu ý

Không nên cho trẻ ngồi bô hoặc ngồi xổm khi đi đại tiện. Vì trong tư thế này hậu môn nở rộng và trực tràng ở tư thế thẳng đứng nên dễ bị sa ra ngoài. Nên bế ngửa trẻ ở tư thế lưng dựa vào lòng mẹ, hai tay mẹ nắm giữ đùi trẻ khép lại; như tư thế đi vệ sinh của em bé đi tiểu lúc nhỏ. Trong trường hợp khối sa bị mắc kẹt bên ngoài không đẩy lên được, người mẹ hãy dùng gạc thấm nước ấm đắp lên khối sa và nhanh chóng đưa em bé tới cơ sở y tế gần nhất. Những em bé bị sa trực tràng cần được tái khám theo dõi lâu dài theo sự hướng dẫn của bác sĩ, để có chỉ định can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *